Trang

Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Lịch sử MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La (giai đoạn 2001 - 2010)

Đây là bản thảo lần 1 cho công trình "Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La", phần giai đoạn 2001 - 2010.
------------------------------------------

CHƯƠNG VII
LỊCH SỬ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

I. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La giai đoạn 2001 - 2005
Bước vào năm 2001, thừa kế và phát huy những thành công đạt được ở giai đoạn trước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh công tác kiện toàn tổ chức, lãnh đạo chỉ đạo Mặt trận các cấp phối hợp cùng các cấp các ngành và các tổ chức thành viên đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương đồng thời gìn giữ trật tự an ninh chính trị và tăng cường quốc phòng. Nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La trong năm 2001 và những năm tiếp theo được xác định rõ là: Tập trung tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao một bước nhận thức cho nhân dân về công tác an ninh trật tự, về phong trào bảo vệ Tổ quốc và quy chế hoạt động của Mặt trận đến cán bộ công nhân viên và mọi tầng lớp nhân dân; Đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Tăng cường công tác xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, các mô hình tự quản; Tổ chức tốt các đợt ký cam kết, giao ước thi đua gắn với nội dung từng cuộc vận động giữa các gia đình, các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra đôn đốc, giám sát tổ chức thực hiện và sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm.
Trong những năm qua, nhất là năm 2001, với những kết quả đạt được trong công tác tổ chức triển khai các cuộc vận động và lồng ghép các chương trình, mục tiêu do Mặt trận TQVN tỉnh Sơn La phát động đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” đã được đồng bào các dân tộc trong tỉnh nhiệt tình tham gia hưởng ứng và thu được những kết quả đáng khích lệ.
Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, Mặt trận đã phối hợp với các tổ chức thành viên và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi về chương trình phòng chống ma tuý. Các hội đoàn thành viên của Mặt trận đã phát động cuộc thi tìm hiểu về “Luật phòng chống ma tuý” được đông đảo hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia với 9.762 bài dự thi gửi về ban tổ chức. Phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với ma tuý và tội phạm ma tuý” đã lan rộng đến từng khu dân cư góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân. Những mô hình tiêu biểu như “Khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội”, “Làng bản văn hoá”, “Doanh nghiệp tự quản”, “Tổ liên gia tự quản” hay “Vì mái trường không có tội phạm ma tuý”, … đã phát huy tác dụng và nâng cao chất lượng của cuộc vận động. Công tác giáo dục, cảm hoá người phạm tội ở địa bàn dân cư được Mặt trận tỉnh và các tổ chức thành viên coi trọng. Từ hoạt động của Mặt trận, sự phối hợp của các cơ quan chức năng và các tổ chức thành viên, công tác đấu tranh trấn áp tội phạm đã có những chuyển biến tích cực góp phần giảm phạm pháp hình sự từ 352 vụ (năm 2000) xuống chỉ còn 255 vụ vào năm 2001.
Cũng từ cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới”, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông được đông đảo nhân dân tham gia chấp hành nghiêm chỉnh. Mặt trận các cấp đã phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia giải toả 152 biển quảng cáo, 143 điểm tập kết nguyên vật liệu và 243 lều quán vi phạm hành lang an toàn giao thông. Mặt trận cùng công an giao thông đã tổ chức vận động hơn 700 hộ gia đình dọc quốc lộ 6 cam kết không vi phạm hành lang an toàn giao thông và bảo vệ các cột tiêu, cột mốc trên địa bàn góp phần làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Trong việc tham gia xây dựng chính quyền, củng cố chính quyền nhân dân cùng nhà nước chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân, Mặt trận đã thể hiện rõ vai trò của mình và ngày càng có uy tín đối với nhân dân. Trong năm 2001, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh tổ chức giới thiệu đến nhân dân về các nội dung cơ bản của “Luật hôn nhân gia đình”, “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, “Luật giao thông đường bộ”, “Luật đất đai”,… Đồng thời, Mặt trận tỉnh đã đôn đốc Mặt trận các cấp cơ sở đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật đến các tầng lớp nhân dân. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với HĐND cùng cấp tổ chức được 10 cuộc tiếp xúc cử tri cho 6 đại biểu Quốc hội, 26 cuộc tiếp xúc cử tri cho 26 đại biểu HĐND cấp tỉnh, 105 cuộc tiếp xúc cử tri cho 76 đại biểu HĐND cấp huyện. Thông qua đó, hàng loạt các ý kiến của cử tri đóng góp về chủ trương chính sách và công tác tổ chức xây dựng chính quyền cũng như các phong trào phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, những vấn đề bức xúc ở cơ sở được các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp quan tâm giải quyết.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã phối hợp với Ban Thanh tra nhà nước tỉnh tiến hành tổng kết công tác thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Tính đến 2001, 10 huyện thị đã tổ chức tổng kết công tác thanh tra nhân dân với kết quả là 85 Ban Thanh tra nhân dân hoạt động khá, 85 Ban Thanh tra nhân dân hoạt động trung bình và 31 Ban Thanh tra nhân dân hoạt động chưa hiệu quả. Số lượng uỷ viên  Ban Thanh tra nhân dân của tỉnh Sơn La đã nâng lên 1.819 uỷ viên.
Bên cạnh củng cố và nâng cao hoạt động, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La còn chú trọng đến công tác thúc đẩy các cuộc vận động, các phong trào phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó Mặt trận đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện đời sống cho đồng bào nghèo khó. Dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban MTTQ tỉnh, Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp cùng các ban ngành, các tổ chức thành viên xây dựng “Quỹ vì người nghèo” nhằm hỗ trợ sản xuất, xây dựng nhà tình thương cho các gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tính đến năm 2001, riêng nguồn quỹ “Vì người nghèo” cấp tỉnh đã đạt trên 100.000.000 đồng (trong đó, 80.000.000 đồng do Trung ương chuyển xuống). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La đã tổ chức triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng quỹ tại huyện Mai Sơn để đúc rút kinh nghiệm và triển khai đến các cơ sở khác trong tỉnh.
Năm 2002, đất nước diễn ra sự kiện chính trị quan trọng đặc biệt đó là tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIX, đồng thời cũng là năm toàn tỉnh phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng 50 năm giải phóng Sơn La và cũng là năm đẩy mạnh các hoạt động xã hội nhằm “Giảm bức xúc xã hội, tăng tiềm lực đi lên” theo chương trình hành động Tỉnh uỷ tỉnh Sơn La đề ra. Nhằm thực hiện tốt công tác và nâng cao chất lượng hoạt động, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La đã lãnh đạo chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận phối hợp tuyên truyền, vận động và giáo dục ý thức cách mạng tuyên truyền những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI đến toàn thể nhân dân và các tầng lớp xã hội. Trên cơ sở đó, Mặt trận xác định nhiệm vụ, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp gắn liền với việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động Đại hội V của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đại hội VII MTTQVN tỉnh Sơn La.
Trong công tác tuyên truyền, vận động giáo dục các tầng lớp nhân dân, Uỷ ban MTTQ các cấp đã xây dựng bổ sung chương trình hành động thiết thực phù hợp với từng đơn vị, địa phương, cơ sở và phối hợp với các tổ chức thành viên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, trong các đoàn viên, hội viên như: tổ chức sinh hoạt, toạ đàm, gặp mặt nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn của ngành của tỉnh và của dân tộc nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết và tạo nguồn sinh khí mới trong lao động sản xuất phấn đấu thực hiện “Dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Bên cạnh đó, Uỷ Ban MTTQ còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ công viên chức Nhà nước, nâng cao nhận thức và ý thức làm chủ của mỗi người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, làm cho nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân với đất nước. Từ đó, Uỷ ban MTTQ góp phần quan trọng vào công tác phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi địa bàn dân cư.
Trong việc tham gia xây dựng chính quyền, sau khi dự lớp tập huấn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI, Ban thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã chủ động tích cực xây dựng kế hoạt triển khai công tác bầu cử địa phương, đồng thời mở hội nghị tập huấn công tác bầu cử, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI. Các cấp của Uỷ ban MTTQ đã phát huy tối đa vai trò trách nhiệm của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên thực hiện tốt quy trình hiệp thương, đảm bảo dân chủ, đúng luật và sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.
Do tích cực chuẩt bị và làm công tác tuyên truyền phổ biến cũng như lên kế hoạt cụ thể, MTTQ tỉnh đã góp phần vào công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI của tỉnh Sơn La thành công. Những người trúng cử đều đạt số phiếu cao, đảm bảo được cơ cấu thành phần và số lượng mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đề ra, tỉ lệ cử tri trong toàn tỉnh tham gia bỏ phiếu đạt 99,52% và trở thành một trong những tỉnh có tỉ lệ cử tri đi bầu cao nhất cả nước.
Mặt trận cũng đã  thể hiện vai trò chính trị của mình trong việc tham mưu và đề xuất các kiến nghị đối với UBND, HĐND các cấp về những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương và phương hướng tháo gỡ, giải quyết. Qua đó, Mặt trận đã góp phần cùng HĐND từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND trong việc thực hiện nhiệm vụ là người đại biểu của nhân dân. Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức 30 điểm tiếp xúc giữa đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La với 15.100 cử tri và lắng nghe, thu thập hơn 100 nguyện vọng, ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân đối với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Cũng trong năm này, Mặt trận đã tổ chức được 360 đợt tiếp xúc giữa HĐND tỉnh với 22.552 lượt cử tri và lắng nghe, giải quyết 1.967 ý kiến kiến nghị của cử tri đối với HĐND tỉnh.
Mặc dù vậy, công tác thi hành chế độ chính sách pháp luật ở cơ sở, tình trạng mất dân chủ ở cơ sở vẫn còn và chưa thực hiện đúng theo quy chế dân chủ đề ra. Các chương trình dự án như việc triển khai xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở nông thôn theo chương trình 135 của Chính phủ, chương trình 925 của tỉnh tiến hành nhưng người dân chưa được biết, được bàn và thực hiện giám sát nên chất lượng công trình xuống cấp nhanh, thậm chí ở một vài công trình chưa nghiệm thu đưa vào sử dụng đã bị hỏng. Vấn đề tham nhũng có một số vụ đã được đăng tải trên báo chí song cũng không được các cấp chính quyền hồi âm giải quyết gây nên những bức xúc trong cộng đồng dân cư. Hàng loạt các vấn đề nóng như tranh chấp đất đai, di dịch dân tự do, các tệ nạn xã hội và đặc biệt là tội phạm ma tuý, vấn đề y tế giáo dục ở một số cụm dân cư, khu dân cư trở nên nhức nhối và phức tạp cần được giải quyết.
Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội của Tỉnh và đại biểu HĐND đã thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Tuy nhiên những hoạt động tiếp xúc cử tri còn nhiều hạn chế, các cuộc tiếp xúc chủ yếu được thực hiện ở các vùng thị xã, thị trấn và thị tứ thuận lợi về mặt giao thông cũng như có mức sống cao. Những vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên chưa được các đại biểu quan tâm tiếp xúc lắng nghe những khó khăn, bức xúc của nhân dân để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tháo gỡ, giải quyết.
Trước những khó khăn đó, Uỷ ban MTTQ đã kịp thời phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Nghị định số 29/1998 của Chính phủ và kế hoạch số 32 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Sơn La về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Với nhận thức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng đồng thời cũng là nhân tố quyết định đến công tác củng cố và xây dựng chính quyền, là yêu cầu mang tính thường xuyên liên tục của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận đã cùng cùng các cấp cơ sở của mình thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, cán bộ Mặt trận các cấp và đến từng tổ, khu dân cư. Trên cơ sở đó, 201 xã phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã thực hiện chế độ dân chủ nhân dân bầu trưởng bản, tổ trưởng tổ khu phố, trưởng tiểu khu (đạt 100%). Ngoài ra, công tác xây dựng quy ước, hương ước mới được đẩy mạnh góp phần tác động không nhỏ làm thay đổi diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Từ đó, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát các công trình thuộc chương trình 135 của Chính phủ và chương trình 925 của Tỉnh. Các công trình thi công đã hạn chế được việc thất thoát vật tư, kinh phí và chất lượng công trình được đảm bảo. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện công tác giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của UBND các cấp. Toàn tỉnh Sơn La có 2.315 tổ hoà giải và 6.708 tổ viên là những người có uy tín, năng lực và trình độ hiểu biết được nhân dân tin tưởng làm công tác hoà giải và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong toàn tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Nghị quyết liên tụch giữa Uỷ ban MTTQ tỉnh với Thanh tra Nhà nước tỉnh về việc phối hợp tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Ban TTND cấp cơ sở. Thông qua các thông tri, kế hoạch hướng dẫn và các chương trình tập huấn, bồi dưỡng công tác của Mặt trận, các Ban TTND cơ sở đã phát triển và củng cố thêm một bước mới về chất lượng hoạt động. Tính đến năm 2002, trong tổng số 201 Ban TTND đã có 24 Ban được kiện toàn củng cố lại, đưa số lượng Uỷ viên Ban TTND toàn tỉnh lên 1.832 uỷ viên, 45 Ban thanh tra nhân dân hoạt động tốt, 54 Ban hoạt động khá, 72 Ban hoạt động trung bình và còn 33 Ban thanh tra nhân dân hoạt động yếu.
Trong việc triển khai thực hiện các cuộc vận động, các chương trình mục tiêu và quy chế phối hợp, cùng với công tác tuyên truyền và tham gia xây dựng chính quyền, MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La còn thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền trong tỉnh nhằm nâng cao tổ chức hoạt động của Mặt trận. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, ngay đầu năm 2002, Ban thường trực MTTQ đã tham mưu cho cấp uỷ, phối hợp với UBND tỉnh và các ban ngành, các tổ chức thành viên kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động cũng như phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên nhằm thực hiện tốt cuộc vận động. Tính đến cuối năm 2002, trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La đã có 53.843 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 52.700 gia đình được các cấp công nhận và đề nghị UBND tỉnh công nhận gia đình văn hoá trong đó có 100 gia đình văn hoá xuất sắc, 560 bản được xét công nhận là bản đạt chuẩn văn hoá, 2.977 khu dân cư triển khai thực hiện 6 nội dung cơ bản của cuộc vận động, trong đó có 370 khu dân cư đạt chuẩn xuất sắc, 685 khu dân cư đạt tiên tiến và 98 khu dân cư được công nhận là không có các tệ nạn xã hội. Cũng trong năm 2002 dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của MTTQ, toàn tỉnh Sơn La đã có 1.255 khu dân cư tổ chức ngày hội toàn dân đoàn kết nhân dịp kỷ niệm 72 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất.
Bên cạnh đó, công cuộc vận động xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo” cũng được MTTQ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức ban ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện đạt kết quả cao. Đến tháng 12 năm 2002, cuộc vận động xây dựng quỹ đã được các tổ chức ban ngành và nhân dân ủng hộ đạt 621.841.900 đồng và 2.130 ngày công. Trên cơ sở đó, MTTQ đã xây dựng và bàn giao cho các gia đình nghèo và các gia đình chính sách 76 ngôi nhà tình thương (chưa kể cả năm 2001 và quý I năm 2002 là 182 ngôi nhà). Song song với công tác chăm lo đến đời sống của nhân dân thuộc diện nghèo và khó khăn, MTTQ còn phối hợp với Sở Lao động và Thương binh xã hội cùng các tổ chức thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Thông qua phong trào, cuộc vận động đã nhận được sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân với 556.705.000đồng, xây dựng được 4 ngôi nhà tình nghĩa với tổng giá trị 68.200.000đồng.
Ngoài việc phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành và đoàn thể chăm lo đến đời sống của nhân dân, MTTQ tỉnh Sơn La còn phối hợp với Sở Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Ngị quyết liên tịch số 01 giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ Công an về vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. MTTQ tỉnh Sơn La cùng với Sở Công an, Toà án, Sở Y tế, Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Văn hoá thông tin - Thể thao của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị báo cáo viên tuyên truyền phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội cho 130 báo cáo viên của 10 huyện, thị xã. Kết quả là toàn tỉnh đã vận động được 55.563 người tham gia quản lý, giáo dục và giúp đỡ 2.214 người lầm lỗi trong cộng đồng cư dân làm ăn hoà nhập cộng đồng. MTTQ tỉnh còn cùng các cơ quan ban ngành, đoàn thể tổ chức cai nghiện cho 1.466 người trên tổng số hơn 8.600 đối tượng nghiện hút trong tỉnh.
Thực hiện chỉ thị số 01/CT-UB ngày 7 tháng 1 năm 2002 và kế hoạch số 271/KH-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La, Ban Thường trực MTTQVN tỉnh Sơn La đã phối hợp với Ban Biên giới và Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức triển khai ký kết và giao nhận tự quản các cung đường biên giới, mốc biên giới cho 15/16 xã trên toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần vào công cuộc xây dựng mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào ngày càng bền chặt.
Cùng công tác phối hợp hoạt động với các cơ quan tổ chức chính trị - xã hội, MTTQ tỉnh còn triển khai thực hiện quy chế dân chủ và hoạt hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cấp cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và cán bộ Mặt trận. Các ban công tác của Mặt trận đã cùng các bản làng, khu phố, khu dân cư tham gia cùng thảo luận xây dựng quy ước, hương ước. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã có những tác động rõ rệt, giám sát công tác giải quyết tổ tụng, đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như công tác xây dựng quy ước, hương ước đều được nhân dân hưởng ứng thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở đó, MTTQ tỉnh đã nâng được số lượng uỷ viên Ban thanh tra nhân dân toàn tỉnh lên đến 1.832 người đồng thời đánh giá phân loại được các Ban thanh tra nhân dân. Theo đó, 45 Ban thanh tra nhân dân hoạt động tốt, 54 Ban hoạt động khá, 72 Ban hoạt động trung bình và còn 33 Ban thanh tra nhân dân hoạt động yếu.
Trong công tác kiện toàn, củng cố tổ chức hoạt động, được sự chỉ đạo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Sơn La, Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã tiến hành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ các cấp từ cơ sở chuẩn bị cho quá trình tiến hành Đại hội MTTQ VN tỉnh Sơn La khoá mới. Trước khi bước vào tổ chức Đại hội Mặt trận cấp huyện, thị xã, Ban Thường trực MTTQ tỉnh Sơn La đã phối hợp với cấp uỷ xem xét và kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt cho Mặt trận cấp cơ sở ở hai huyện là Mai Sơn và Bắc Yên. Đồng thời, Mặt trận cũng xúc tiến phối hợp cùng UB MTTQ của 8 huyện còn lại chuẩn bị nhân sự tiến hành Đại hội tốt đẹp như yêu cầu đã đặt ra. Riêng hai huyện là Thuận Châu và Mường La do đặc điểm tình hình riêng nên được quyết định tổ chức Đại hội MTTQ lùi lại vào quý I của năm 2003. Thông qua Đại hội MTTQ cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ cùng chương trình hành động, phương thức hoạt động của Mặt trận được kiện toàn góp phần vào việc đưa các chủ trương chính sách của Mặt trận đến tận các khu dân cư. Cũng thông qua các Đại hội Mặt trận cấp cơ sở, những chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương được lồng ghép vào các hoạt động của Mặt trận, đưa cuộc vận động thực hiện nhiệm vụ chính trị - kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh lên một tầm cao mới.
Đi đôi với công tác kiện toàn tổ chức Mặt trận các cấp, MTTQVN tỉnh Sơn La đặc biệt chú ý đến công tác bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nhằm tạo nguồn cán bộ cho tổ chức. Mặt trận đã tạo điều kiện cho 5 cán bộ đi học các lớp đại học tại chức, cử 5 lượt cán bộ đi dự các lớp tập huấn do Trung ương Mặt trận mở, phối hợp với Trường Chính trị của tỉnh mở thêm 2 lớp tập huấn (1 lớp cho Hội Người cao tuổi, 1 lớp cho cán bộ Mặt trận cấp xã, phường, thị trấn) với tổng số 118 học viên theo học.
Tham gia vận động nhân dân đẩy mạng các phong trào hành động cách mạng thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, Uỷ ban MTTQ tỉnh ở các cấp cơ sở đã chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức thành viên tham gia vận động tổ chức các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, nêu cao ý trí tự lực tự cường, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của tỉnh.
Hoạt động của Uỷ ban MTTQ các cấp tập trung vào công tác động viên các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động nhằm làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông – lâm nghiệp. Từ đó, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực của toàn tỉnh đạt 104.497 ha, sản lượng lương thực đạt 31,37 vạn tấn, tăng 18,9% so với năm 2001 (riêng ngô tăng 29,32%, lúa tăng 4,88%).
Chương trình phát triển cây công nghiệp chủ lực được quan tâm chỉ đạo theo hướng thâm canh tăng năng suất, đưa giống nhập ngoại cho năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất (như chè), diện tích cây nông nghiệp lâu năm tăng 16% so với năm 2001, sản lượng cà phê nhân ước đạt 1.385 tấn, chè sơ chế đạt 2.580 tấn, sản lượng các loại quả ước đạt 70.000 tấn, tăng 14% so với năm 2001.
Chăn nuôi cũng phát triển cả về số lượng đầu con và cơ cấu đàn theo hướng cải tạo chất lượng giống. Đàn trâu toàn tỉnh đã tăng thêm 1,7%, đàn bò tăng 4,4%, lợn tăng 2,7% so với năm trước. Đặc biệt, chương trình phát triển đàn bò sữa nhập ngoại được triển khai có hiệu quả, đợt một toàn tỉnh đã nhập đợc 664 con.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được triển khai hiệu quả. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 6.977 ha (đạt 69,77% kế hoạch đặt ra). Diện tích chăm sóc là 12.394ha, đạt 100% kế hoạch đặt ra. Công tác bảo vệ rừng tự nhiên cũng được chú trọng với 390.000 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng đạt 170.000 ha. Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, xử lý vi phạm luật bảo vệ rừng và phát triển rừng cũng được quan tâm đẩy mạnh.
Hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục củng cố và phát triển. Hàng loạt các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ra đời đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển. Toàn tỉnh có 61 doanh nghiệp Nhà nước (65 doanh nghiệp do tỉnh quản lý, 5 doanh nghiệp do Trung ương quản lý), 7 công ty cổ phần, 29 công ty trách nhiệm hữu hạn, 82 doanh nghiệp tư nhân, 176 Hợp tác xã và 2.210 hộ kinh doanh với tổng số vốn đăng ký lên đến 157.234 tỉ đồng, tăng 61,9 tỉ đồng so với 2001.
Ngoài ra, Mặt trận còn tham gia công tác tái định cư cho nhân dân vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, tổ chức di chuyển và ổn định đời sống cho 191 hộ gia đình lòng hồ sông Đà từ Phù Yên lên huyện Mai Sơn. Mặt trận đã cùng các cấp chính quyền và các ban ngành triển khai 239 dự án trong tổng số 294 dự án đẩu tư phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho công tác tái định cư.
Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La tích cực vận động nhân nhân tham gia vào phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân: theo Nghị quyết 09 của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và triển khai đề án 01-138/CP của Bộ Công an về việc phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục, cải tạo tại gia đình và cộng đồng dân cư. Trên cơ sở đó, Mặt trận đã đồng thời triển khai chương trình mục tiêu của Mặt trận liên quan đến công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh. Mặt trận đã cùng Ban Giám đốc Công an tỉnh phối hợp tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Uỷ ban Trung ương MTTQVN với Bộ Công an về vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Mặt trận đã vận động nhân dân tham gia công tác tự quản đường biên mốc giới với nước bạn Lào. Qua đó, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ban Biên giới tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức triển khai ký kết giao nhận, tự quản đường biên mốc giới cho nhân dân 4 xã vùng biên thuộc huyện Mộc Châu, 4 xã vùng biên thuộc huyện Yên Châu và 7 xã vùng biên thuộc huyện Sông Mã. Mặt trận còn vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, phối hợp với các tổ chức thành viên, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự các cấp tổ chức vận động con em của tỉnh lên đường nhập ngũ, đảm bảo công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu. Ngoài ra, Mặt trận cũng vận động và tổ chức cho các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách hậu phương quân đội và kết nghĩa quân dân, nhất là ở những địa phương vùng biên và những địa phương trọng yếu trên địa bàn tỉnh có các đơn vị bộ đội đóng quân. Uỷ ban MTTQ tỉnh còn trực tiếp tham dự các cuộc diễn tập phòng thủ được tổ chức tại các huyện Sông Mã, Mường La và Quỳnh Nhai.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 3 của HĐND tỉnh khoá XI về việc triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo”, Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã phối hợp với Ban vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo” và chỉ đạo Uỷ ban MTTQ các cấp vận động, tuyên truyền toàn dân tham gia đóng góp ủng hộ xây dựng nhà tình thương cho các gia đình đặc biệt khó khăn. Được sự ủng hộ hưởng ứng của các cấp uỷ Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân trong toàn tỉnh, quỹ “Ngày vì người nghèo” đã nhận được quỹ từ Trung ương hỗ trợ là 220.000.000 đồng, quỹ từ Tỉnh ủng hộ là 109.489.000 đồng do 154 đơn vị, sở, ban ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp. Ở cấp huyện thị, quỹ “Ngày vì người nghèo” cũng nhận được sự ủng hộ đóng góp của các tổ chức ban ngành và nhân dân với 619.333.000 đồng. Trong cuộc vận động xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo”, huyện Mộc Châu đã phát động và thu được kết quả cao với 136.634.000 đồng, Mai Sơn với 167.700.000 đồng và Thị xã Sơn La với 80.983.000 đồng.
Nhờ đó, Mặt trận đã triển khai công tác xây dựng và bàn giao được 350 ngôi nhà tình thương cho các gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn trong tỉnh (điển hình như huyện Mai Sơn là 142 ngôi nhà, huyện Mộc Châu là 34 ngôi nhà và Thị xã là 66 ngôi nhà) và hỗ trợ kinh phí cho người nghèo ốm đau nằm viện dài hạn với 35 suất, hỗ trợ học sinh nghèo tại các trường nội trú vùng 3 với 60 suất. Mặt trận tỉnh còn phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh cùng các tổ chức thành viên vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa. Kết quả của cuộc vận động đã nhận được sự đóng góp của nhân dân với tổng số tiền là 556.705 triệu đồng, xây dựng được 4 ngôi nhà tình nghĩa với tổng số tiền là 68,2 triệu đồng.
Đặc biệt, Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã nhận được sự giúp đỡ kịp thời của Uỷ ban Trung ương MTTQVN với tổng số tiền là 100.000.000 đồng để Mặt trận tỉnh tập trung hỗ trợ xây dựng 20 ngôi nhà tình thương, mua và chuyển giao 10 con trâu bò, hỗ trợ hơn 2 triệu đồng tiền giống cây trồng cho hai vườn cây, xây 20 bể nước cho các hộ gia đình thuộc diện đặc biệt nghèo khó của xã Mường É huyện Thuận Châu.
Với truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, Uỷ ban MTTQ tỉnh còn phát động toàn dân trong tỉnh hướng về miền trung bị thiên tai lũ lụt, đặc biệt là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ đã gửi điện thăm hỏi và đồng thời trích 70 triệu đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung thuộc hai tỉnh Nghệ An là 30 triệu đồng và Hà Tĩnh là 40 triệu đồng.
Nhằm nâng cao trách nhiệm, đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện tốt quy chế phối hợp theo Nghị định số 50/CP của Chính phủ, ngay từ những tháng đầu tiên năm 2002, Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức thành công Hội nghị trao đổi công tác phối hợp hoạt động với sự có mặt có trên 80 đại biểu gồm lãnh đạo thường trực HĐND tỉnh, thường trực Uỷ ban MTTQ ở 10 huyện thị. Hội nghị đã đánh giá cao công tác phối hợp giữa MTTQ với HĐND tỉnh đồng thời cũng chỉ ra những yếu kém tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra các giải pháp phối hợp hoạt động trong thời gian tới. Đến tháng 7 năm 2002, Uỷ ban MTTQ tỉnh và HĐND tỉnh đã chính thức ký kết và ban hành quy chế phối hợp hoạt động.
Về công tác xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức MTTQ các cấp, thực hiện kế hoạch số 04/HD-MTTƯ ngày 04 tháng 10 năm 2001 của Uỷ ban Trung ương MTTQVN và chỉ thị số 12/CT-TƯ ngày 13 tháng 03 năm 2002 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Sơn La, ngày 03 tháng 04 năm 2002, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã ra quyết định số 38/KH-MT về việc hướng dẫn tổ chức Đại hội MTTQ các cấp cơ sở huyện, thị xã để tiến tới Đại hội MTTQ tỉnh khoá VIII vào trung tuần quý III năm 2003. Trong năm 2002, Mặt trận Tổ quốc của 201 xã, phường. thị trấn trong toàn tỉnh và 8 huyện (trong 10 huyện), thị xã của Sơn La đã tổ chức xong Đại hội. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng ở địa phương và sự hướng dẫn thống nhất của Đảng đoàn Uỷ ban MTTQ tỉnh, qua Đại hội đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận đã có nhiều đổi mới. Các cá nhân đươck chọn vào hiệp thương tham gia Uỷ ban và Thường trực MTTQ các cấp đều có phẩm chất chính trị tốt, năng lực và trình độ, am hiểu về công tác Mặt trận, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong việc triển khai thực hiện các hoạt động của MTTQVN. Số lượng Chủ tịch Mặt trận cơ sở tham gia cấp uỷ Đảng là 125/201 xã, phường, thị trấn và 100% Chủ tịch MTTQ các huyện thị xã đều tham gia cấp uỷ Đảng cấp huyện, thị xã. Đây là một sự thay đổi nổi bật so với công tác tổ chức Mặt trận trước đây. Cùng với việc chỉ đạo tổ chức Đại hội Mặt trận ở cơ sở, Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã quyết định chuẩn y chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận cho 8 huyện, thị xã gồm: Yên Châu, Mộc Châu, Sông Mã, Bắc Yên, Phù Yên, Mai Sơn, Quỳnh Nhai và Thị xã Sơn La. Từ đó, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tiến hành kiện toàn bổ sung 8 Chủ tịch vào Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La khoá VIII theo đúng tiến độ quy trình.
Mặt trận Tổ quốc các cấp từ tỉnh đến cơ sở đều thực hiện tốt chế độ giao ban giữa thường trực MTTQ cấp trên với thường trực MTTQ cấp dưới, giữa thường trực MTTQ các cấp với lãnh đạo các tổ chức thành viên. Công tác báo cáo của Uỷ ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên, các ngành liên quan đã có nhiều tiến bộ. Chất lượng các báo cáo ngày càng được nâng cao góp phần quan trọng cho công tác chỉ đạo hoạt động của hệ thống Mặt trận đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Mặt trận đã đỡ đầu giúp đỡ xã Phỏng Lập của huyện Thuận Châu theo quyết định số 109/QĐ-UB của UBND tỉnh. Mặt trận còn phối hợp với lãnh đạo Công ty Chè – Cà phê của tỉnh cử đoàn công tác đến nắm tình hình hoạt động của xã viên. Trên cơ sở đó, Mặt trận đề xuất với Đảng uỷ, HĐND, UBND xã tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của xã, tham mưu cho các ban ngành đề xuất các giải pháp nhằm xoá đói, giảm nghèo, xây dựng các dự án phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng như công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trên địa bàn xã.
Mặt trận với công tác của Hội Người cao tuổi: Mặt trận thường xuyên chỉ đạo Uỷ ban MTTQ các cấp phối hợp với Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện hớng dẫn, chỉ đạo các Hội Người cao tuổi hoạt động theo đúng chức năng của Hội. Nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10/2002), đại diện Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh, Thường trực Ban đại diện Hội Người cao tuổi của tỉnh đã tham gia cùng đoàn lãnh đạo Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đi thăm và tặng quà cho 19 cụ lão thành cách mạng và các cụ thọ 100 tuổi. Ngoài ra, Mặt trận còn chỉ đạo Mặt trận các cấp cơ sở phối hợp với Ban đại diện Hội Người cao tuổi các huyện, thị xã thực hiện tốt công tác thăm hỏi động viên và tặng quà cho các cụ phụ lão có hoàn cảnh neo đơn khó khăn.
Song song với công tác hoạt động, Mặt trận đã triển khai đề tài “Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La” và chỉ đạo Ban Chủ nhiệm đề tài thực hiện công tác đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình lịch sử của Mặt trận.
Hoạt động của các tổ chức thành viên chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện các phong trào hành động:
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục tổ chức chỉ đạo các cấp Hội thực hiện 6 chương trình của Hội đề ra. Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của Hội Phụ nữ tỉnh đã được triển khai thực hiện ở tất cả các huyện thị và trên 75% xã phường, thị trấn. Tất cả các đơn vị Nữ công đã triển khai phong trào thu hút trên 5,7 vạn hội viên tham gia học tập. Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” đi vào xã hội và có sức lan toả mạnh mẽ đến cuộc sống từng gia đình. Nội dung xây dựng gia đình hạnh phúc của phong trào đã triển khai vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với từng địa phương, từng cộng đồng dân cư và ở từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số cùng với 4 chuẩn mực của nội dung chương trình đã gắn chặt với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá” và phong trào “Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà”... Các câu lạc bộ “Mẹ chồng mẫu mực, con dâu thảo hiền”, “Phụ nữ đồng cảm” và câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3”… được thành lập ở nhiều địa phương đã góp phần làm cho hoạt động của Mặt trận và Hội Phụ nữ các cấp cơ sở trở nên phong phú, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc thực hiện 6 chương trình trọng tâm là: Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách về bình đẳng nam nữ; Chương trình đối ngoại nhân dân của Hội Phụ nữ đã thu hút được chị em tham gia và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thông qua các phong trào và các cuộc vận động, Hội Phụ nữ các cấp đã lồng ghép các hoạt động đồng thời đưa nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em vào thực tiễn góp phần làm cho uy tín của Hội Phụ nữ ngày càng nâng cao có vị thế trong cộng đồng dân cư và xã hội.
Hoạt động của Đoàn Thanh niên cũng có những chuyển biến sâu sắc tập trung vào việc phát động các phong trào thi đua yêu nước với các chủ đề như: “Mừng Đảng, mừng xuân”, “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”. Các tổ chức Đoàn các cấp đã lựa chọn được và giới thiệu 3.410 đoàn viên ưu tú cho Đảng bộ các cấp, trong đó 1.035 đoàn viên ưu tú đã được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Là lực lượng xung kích của thế hệ trẻ, các cấp bộ Đoàn của tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện các phong trào lớn của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh như “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”… Các phong trào, cuộc vận động của Đoàn Thanh niên đã thu hút được hàng vạn thanh niên của tỉnh tham gia. Thông qua đó, công tác củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn được nâng cao, kiện toàn và mở rộng, uy tín và vị thế của các tổ chức Đoàn Thanh niên được tăng cường.
Hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh cùng với Mặt trận và các tổ chức thành viên tiếp tục tổ chức quán triệt và tuyên truyền rộng rãi trong công nhân viên chức và các tầng lớp nhân dân về nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần IX, các nghị quyết 3,4,5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trên cơ sở đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về việc “Giảm bức xúc xã hội, tăng tiềm lực đi lên” đồng thời tập trung chỉ đạo Đại hội Công đoàn cơ sở các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn tỉnh Sơn La lần thứ XI và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX.
Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động tỉnh còn phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, tiếp tục nhân rộng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến. Trong công tác chỉ đạo điều hành, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Liên đoàn đã có nhiều đổi mới kịp thời về nội dung, hình thức hoạt động, xây dựng chương trình công tác sát với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương. Liên đoàn thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức thực hiện có kết quả công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng như làm tốt các công tác xã hội, động viên cán bộ công nhân viên cũng như các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động.
Hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Sơn La cũng được đẩy mạnh với các phong trào như “Nông dân sản xuất giỏi”, tăng cường các hoạt động giúp đỡ các hội viên về vốn, vật tư, cây con giống cũng như ngày công. Phong trào “Nông dân sản xuất giỏi” đã thu hút được 74.800 hộ tham gia đăng ký thi đua. Kết quả là có 45.160 hộ nông dân đạt tiêu chuẩn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Trong năm 2002, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức kết nạp thêm được 2.157 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 103.428 hội viên (chiếm 75,8% tổng số hộ nông dân toàn tỉnh) và tổ chức phát thẻ hội viên cho 9.415 hội viên, nâng tổng số hội viên nông dân được phát thẻ lên 84.679 người (chiếm 82% hội viên toàn tỉnh). Đồng thời, Hội Nông dân còn tổ chức phát động giúp đỡ gần 10.000 hộ nông dân nghèo, những gia đình thuộc diện chính sách với 7.850 ngày công, 27 tấn lương thực quy ra thóc, 8.200 con  giống, 15.589 cây giống các loại và 53.000.000 đồng tiền mặt cùng nhiều vật tư sản xuất khác. Tổng giá trị các đợt tổ chức giúp đỡ các hộ nông dân nghèo và các gia đình chính sách của Hội ước tính đạt trên 1 tỉ đồng.
Hoạt động của Hội Cựu chiến binh tỉnh trong năm 2002 có nhiều đổi mới với nhiều sự kiện quan trọng. Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III thành công theo tinh thần Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị với 3 điểm mới là mở rộng đối tượng, chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động được tăng cường, tổ chức của Hội được củng cố phát triển. Trên cơ sở đó, các cấp Hội đã khảo sát điều tra tình hình và thống kê được gần 38.000 cựu chiến binh và quân nhân trong địa bàn toàn tỉnh. Hội đã vận động các hội viên tích cực tham gia vào phong trào xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, tăng cường áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào trong sản xuất. Hội cũng đã lập ra 41 câu lạc bộ khuyến nông, khai thác được 180 triệu đồng và thực hiện 6 dự án nhỏ theo nguồn vốn do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam cung cấp. Hội Cựu chiến binh tỉnh vận dộng các hội viên tham gia ủng hộ quyên góp tiền, ngày công phục vụ công tác xoá nhà tạm cho các gia đình khó khăn. Hội Cựu chiến binh Thị xã Sơn La đã làm được 3 ngôi nhà “Tình đồng đội” với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng, Hội Cựu chiến binh huyện Thuận Châu tổ chức giúp đỡ cho 19 hộ gia đình với số tiền là 2.420.000 đồng và 540 ngày công… Cùng với công tác xã hội, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã kết nạp thêm được 616 hội viên và đưa tổng số hội viên toàn tỉnh lên 29.927 người, thành lập mới 8 chi hội cơ sở ở khối cơ quan hành chính sự nghiệp và 2 chi hội ở khối doanh nghiệp. Hoạt động của Hội ngày càng được khẳng định và thực hiện tốt chức năng tham mưu, nòng cốt, tổ chức động viên lực lượng cựu chiến binh, cựu quân nhân giữ vững bản chất, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, góp phần tham gia giải quyết các bức xúc của xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội “Dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong những năm 2001 – 2002 và 10 tháng của năm 2003, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 10 năm 2003, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ VIII đã được tổ chức tại hội trường Tỉnh uỷ. Tham dự Đại hội gồm có 241 đại biểu ưu tú đại diện cho các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân các dân tộc Sơn La, trong đó có 190 đại biểu là nam giới (chiếm 78,84%), 51 đại biểu nữ giới (chiếm 21,16%); 209 đại biểu là Đảng viên (chiếm 86,72%) và 32 đại biểu ngoài Đảng (chiếm 13,28%). Trong 241 đại biểu tham dự, đại biểu dân tộc Thái có 91 người (37,76%), dân tộc Kinh có 74 đại biểu (30,7%), dân tộc Mường có 19 đại biểu (7,9%), dân tộc Hmông có 24 đại biểu (7,96%), dân tộc Khơ mú có 5 đại biểu (2,07%), dân tộc Kháng có 6 đại biểu (2,49%), dân tộc Xinh mun có 5 đại biểu (2,07%), dân tộc Dao có 7 đại biểu (2,9%), dân tộc Lào có 2 đại biểu (0,8%), dân tộc Hoa có 2 đại biểu (0,8%), dân tộc La ha có 5 đại biểu (2,07), dân tộc Tày có 1 đại biểu (0,4%).
Đại hội đã đánh giá những thành tựu đạt được trong 5 năm giai đoạn 1998 – 2003 đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận nhiệm kỳ VII. Đại hội đã nhất trí thông qua “Báo cáo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La khoá VII (1998 – 2003)” và “Chương trình thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La nhiệm kỳ lần thứ VIII (2003 – 2008)” nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhân dân các dân tộc Sơn La, tăng cường đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu, tỉnh mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, cụ thể là:
- Tăng cường đổi mới, mở rộng các hình thức hoạt động nhằm tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân, các dân tộc tích cực tham gia xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc nâng cao chất lượng các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, thực hiến tốt phương châm “lấy sức dân chăm lo cuộc sống cho dân”, kịp thời phát hiện và giải quyết tốt những mâu thuẫn trong dân, thường xuyên chủ động làm tốt công tác tham mưu cho các cấp uỷ, chính quyền trong việc chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân thông qua các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật; động viên nhân dân phát huy quyền tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật của Nhà nước theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Mặt trận các cấp tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy nội lực, tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Tỉnh theo phương châm “Nhân dân và Nhà nước cùng làm”, thực hiện tốt và đẩy mạnh phong trào “Người người làm kinh tế, nhà nhà làm kinh tế, toàn dân làm kinh tế” nhằm xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, tập trung vào công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
- Vận động nhân dân tích cực cùng Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
- Vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thực hiện tốt công tác ngoại giao nhân dân.
- Thường xuyên củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận các cấp.
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương và nghiêm túc, Đại hội lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La đã nhất trí bầu ra 69 đồng chí làm uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Sơn La. Đồng chí Cầm Chí Kiên tiếp tục tái đắc cử làm Chủ tịch, đồng chí Ngô Quang Huấn và đồng chí Vũ Minh được Đại hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La nhiệm kỳ khoá VIII. Đại hội cũng đã hiệp thương cử đoàn đại biểu gồm 7 đồng chí đi dự Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VI sẽ tổ chức vào quý III năm 2004.
Dưới sự lãnh đạo cảu Đảng bộ tỉnh Sơn La, MTTQ tỉnh Sơn La cùng các tổ chức thành viên đã tăng cường thực hiện tổ chức hoạt động đạt hiệu quả và ngày càng có uy tín trong các tầng lớp nhân dân. Bước sang năm 2004, Mặt trận tiếp tục cùng các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác vận động phát động nhân dân giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, cùng nhau phấn đầu xây dựng quê hương bằng các phong trào, hành động cụ thể thiết thực nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội và đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng. Bằng các chương trình kế hoạch và hoạt động, Mặt trận đã động viên được các tầng lớp nhân dân tăng gia sản xuất, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế với giá trị tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng lên 14,21%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong GDP là 17,5%, nông nghiệp là 47,99%, dịch vụ là 34,5%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 35 vạn tấn, tăng 8,3% so với kế hoạch đặt ra. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,89% so với năm 2003, giá trị xuất khẩu tăng 37% so với năm 2003 và tăng thêm 10% so với kế hoạch đặt ra năm 2004. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng 18,6% so với dự toán… Tổng số hộ nghèo giảm được 2% so với năm 2003 chỉ còn 13%. Các hoạt động văn hoá – xã hội tiếp tục được đầu tư và phát triển, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, quốc phòng được giữ vững. Những kết quả trên tiếp tục củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân các dân tộc Sơn La tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính quyền các cấp, đồng thời tích cực đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Kết quả triển khai thực hiện công tác của Mặt trận:
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc:
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQVN và của Tỉnh uỷ tỉnh Sơn La, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La đã hướng dẫn Uỷ ban MTTQ các cấp tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng các Nghị quyết Hội nghị lầ thứ 7, 8, 9 và kết luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), nhất là Nghị quyết Trung ương 7. Toàn tỉnh đã tổ chức được 564 cuộc với 11.260 người tham dự học tập, trong đó ở cấp tỉnh tổ chức được 3 cuộc với 215 người tham gia học tập còn cấp huyện tổ chức được 29 cuộc (578 người tham gia), cấp xã là 532 cuộc (10.467 người tham gia). Mặt trận Tổ quốc các cấp của Sơn La đã phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục quan triệt luật nghĩa vụ quân sự, học tập nghiên cứu luật bầu cử HĐND, luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Sơn La, Nghị quyết kỳ họp thứ 1, 2 của HĐND tỉnh, … Nhiều tổ chức thành viên của Mặt trận như: Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Bộ Chỉ huy quân sự, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn TNCSHCM, Hội Chữ thập đỏ, Liên minh các Hợp tác xã … đã chủ động tổ chức, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nghị quyết đến cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Thông qua đó, Mặt trận cùng các tổ chức thành viên xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực gắn liền với các phong trào thi đua để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm có đạt hiệu quả.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, các tổ chức thành viên đã phát triển thêm nhiều tổ chức cơ sở và kết nạp được thêm nhiều thành viên. Hội Liên hiệp Phụ nữ kết nạp dược 3.150 hội viên mới đưa tổng số hội viên của Hội lên 113.763 người; Liên đoàn Lao động đã tổ chức thành lập thêm được 12 công đoàn cơ sở ngoài quốc doanh với tổng số 296 đoàn viên, nâng tổng số công đoàn ngoài quốc doanh lên 55 công đoàn với 4,124 đoàn viên; Hội Cựu chiến binh phát triển thêm 4 tổ chức Hội cơ sở nâng tổng số Hội cơ sở lên 278 chi Hội với 31.663 người; Hội Người tàn tật - trẻ mồ côi của tỉnh thành lập mới thêm được 22 chi hội cấp xã phường, thị trấn và 10 chi hội khối cơ quan; Hội Nông dân tỉnh ngoài việc kiện toàn củng cố 195 chi hội đã quan tâm và giúp đỡ cho 364 chi hội các xã bản thuộc khu vực biên giới Việt – Lào hoạt động hiệu quả đồng thời phát triển thêm được 1.064 hội viên ở các cấp cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Chính phủ về việc xây dựng nhà máy Thuỷ điện Sơn La, Mặt trận tỉnh đã đôn đốc các tổ chức Mặt trận cấp cơ sở, đặc biệt là Mặt trận các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu và Thị xã Sơn La phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên trong Mặt trận tích cực vận động, tuyên truyền cho nhân dân các xã bản thuộc vùng lòng hồ cần di chuyển đến nơi ở mới phục vụ cho công tác xây dựng thuỷ điện.
2. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tổ chức và phát động các cuộc vận động, các chương trình mục tiêu góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh:
Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị như cuộc bầu cử HĐND các cấp, Đại hội VI của MTTQVN, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên phát động nhân dân các dân tộc Sơn La tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động thi đua lao động đẩy mạnh sản xuất lập thành tích.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” tiếp tục được Uỷ ban MTTQ các cấp trong tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả. Số khu dân cư tiêu biểu, tiên tiến được giữ vững và tiếp tục nhân rộng. Tính đến năm 2004, toàn tỉnh có 2.283/3011 khu dân cư tiêu biểu trong đó có 1.181 khu dân cư tiên tiến và 698 khu dân cư văn hoá đạt 51,12%. Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá lên đến 60.199/162.700 gia đình, đạt 37%. Tổng số khu dân cư được cấp kinh phí theo thông tri liên tịch số 02 năm 2004 là 2.975/3011 khu dân cư. Riêng huyện Sốp Cộp vừa được tách ra từ huyện Sông Mã nên chưa kịp làm dự toán nên chưa được cấp kinh phí.
Phong trào văn hoá văn nghệ, xây dựng bản làng văn hoá thường xuyên được Mặt trận các cấp phối hợp quan tâm củng cố, duy trì và phát triển đã góp phần to lớn trong việc động viên cổ vũ nhân dân các dân tộc hăng hái tham gia thi đua lao động sản xuất phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo. Thông qua các hoạt động, công tác của Mặt trận được nâng cao về chất lượng và làm cho khối đoàn kết toàn dân trở nên vững chắc hơn, tạo động lực cho công cuộc CNH – HĐH của tỉnh phát triển đạt thêm nhiều thành tựu.
Thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” của Uỷ ban Trung ương MTTQVN phát động và Nghị quyết của HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp với các tổ chức, các cấp chính quyền tham gia đẩy mạng công tác tuyên truyền vận động nhân dân tự giác quyên góp ủng hộ xây dựng quỹ. Đến cuối năm 2004, toàn tỉnh đã ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” được 972.720.110 đồng, huy động được hàng ngàn ngày công cùng các loại vật liệu và đồ dùng cá nhân để hỗ trợ cho người nghèo trong tỉnh. Riêng ở cấp tỉnh, Uỷ ban MTTQ đã quyết định phân bổ 721.900.000 đồng cho 11 huyện và Thị xã phục vụ xây nhà đại đoàn kết cho các gia đình nghèo, trong đó Trung ương MTTQVN hỗ trợ 360.000.000 đồng. Mặt trận cũng hỗ trợ cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 10.000.000 đồng để Hội làm nhà tình nghĩa cho hội viên. Bên cạnh đó, Mặt trận còn hỗ trợ trực tiếp cho 2 xã là Chiềng Lao và Nậm Giôn của huyện Mường La bị lũ quét với số tiền 21.900.000 đồng và ủng hộ người nghèo của tỉnh Điện Biên 20.000.000 đồng thông qua tổ chức MTTQVN tỉnh nhân dịp kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên phủ. Mặt trận đã tổ chức tặng 14 xuất quà trị giá 2.800.000 đồng cho các bệnh nhân nghèo phải điều trị dài hạn và học sinh nghèo vượt khó 160 xuất quà trị giá 16.000.000 đồng. Từ phong trào tương thân tương ái và vận động nhân dân tham gia giúp đỡ người nghèo đã xuất hiện những tấm gương điển hình tiên tiến và những địa phương thực hiện tốt như ở huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Bắc Yên và Thị xã Sơn La.
Cũng trong năm 2004, trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn ra nhiều thiên tai hạn hán kéo dài và mưa đá, mưa lốc xảy ra ở hầu hết các huyện thị đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất gây thiệt hại lớn về người và của lên đến hàng chục tỉ đồng. Từ đó, giá cả thị trường trở nên đắt đỏ khan hiếm càng làm cho hoạt động sản xuất và khắc phục hậu quả của thiên tai trở nên khó khăn hơn. Trước tình hình đó, Mặt trận tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận các cấp phối hợp cùng các tổ chức thành viên, chính quyền các cấp vận động tuyên truyền mọi tần lớp nhân dân trong tỉnh tham gia ủng hộ với nhiều hình thức từ tiền của đến ngày công và hiện vật cho đồng bào vùng thiên tai sớm ổn định cuộc sống và lao động sản xuất.
Song song với công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, Mặt trận còn tích cực triển khai các chương trình như: phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, AIDS/HIV ở khu dân cư, chương trình dân số KHHGĐ, chương trình an toàn giao thông … Các phong trào thi đua đã được các tổ chức thành viên và các cấp chính quyền hưởng ứng cao đồng thời các tổ chức thành viên cũng đưa ra nhiều nội dung hoạt động phong phú mang lại nhiều hiệu quả.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: phát huy tinh thần bản chất anh Bộ đội cụ Hồ đã tổ chức cho cán bộ chiến sĩ xuống các bản xung yếu ở các xã vùng biên, vùng sâu vùng xa, vùng cao để thực hiện 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với nhân dân. Đồng thời thông qua công tác, cán bộ nắm chắc được địa bàn và tham gia tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến được với nhân dân, vận động đồng bào thay đổi phương thức canh tác truyền thống bằng việc mạnh dạn áp dụng thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển hướng sản xuất tự cung tự cấp sang cung cấp hàng hoá cho thị trường. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy còn chỉ đạo các chiến sĩ bộ đội tham gia vào công tác xoá mù chữ, xây dựng bản làng văn hoá…
Liên đoàn Lao động tỉnh phát động phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, “Thi đua phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”... đã có 164 lượt các tổ chức, tập thể đăng ký cờ thi đua xuất sắc, 5 tập thể đăng ký công trình sản phẩm và 9 cá nhân đăng kỳ bằng lao động sáng tạo để chào mừng 75 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, chào mừng ngày bầu cử đại biểu HĐND các cấp và Đại hội VI của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có nhiều chủ đề gắn với từng đợt thi đua chào mừng như mở hội thi “Cán bộ sơ sở giỏi” nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, “Cùng cả nước hướng về Điện Biên” nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, “Phụ nữ Việt Nam hành động vì đất nước giàu mạnh” nhân ngày Quốc khánh (mồng 2 tháng 9) và chủ đề hoạt động “Đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh của chúng ta” để chào mừng Đại hội lần thứ VI của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất (18/11), “Phụ nữ với anh bộ đội cụ Hồ xưa và nay” để chào mừng 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 18 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12)…
Hội Nông dân tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua trong các cấp Hội và phối hợp vận động các hộ nông dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng dời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng “Gia đình nông dân văn hoá” và chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ “Nông dân văn hoá” ở các huyện, thị xã đi vào hoạt dộng có hiệu quả, phối hợp vận động các hội viên tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, phân đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế xã hội ở địa phương.
Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng tích cực chỉ đạo các cấp Hội phối hợp tuyên truyền về phòng chống tội phạm, ma tuý lồng ghép với chương trình dân số KHHGĐ – TE và công tác an toàn giao thông ở cơ sở, khu dân cư. Tín chấp vay vốn 2 tỉ 944 triệu đồng hỗ trợ các hội viên nghèo đầu tư làm kinh tế xoá đói giảm nghèo nên đã giảm tỉ lệ nghèo trong Hội từ 5,49% xuống còn 4,91% giúp đỡ xoá nhà tạm, nhà dột nát cho 25 hộ, hỗ trợ 41 gia đình CCB có người nhiễm chất độc da cam phát triển sản xuất ổn định đời sống.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát huy tinh thần thanh niên xung kích, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phát động và tổ chức tốt phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước” và tổ chức nhiều đợt thanh niên tình nguyện đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phối hợp với các cơ sở đoàn để giúp gân làm đường dân sinh, sửa chữa lớp học, đào vét kênh mương, tặng quà cho các lớp học sinh nghèo vượt khó, các thương binh nặng, gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, phối hợp tổ chức hội trại nhân ngày truyền thống Bộ đội biên phòng (3/3) và chào mừng 60 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12)…
Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã chủ động tham mưu cho tỉnh tổ chức kịp thời công tác cứu trợ nhân đạo, tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào tương thân, tương ái quyên góp ủng hộ cứu trợ các nơi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, hoả hoạn, giúp đỡ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam trong tỉnh, cụ thể: các cấp Hội đã trích quỹ hỗ trợ 770 đối tượng nghèo nạn nhân chất độc màu da cam nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thân với số tiền là 801.100.000 đồng; hoạt động tương thân tương ái cứu trợ thiên tai hoả hoạn với 5.930 lượt người và số tiền trị giá 562.340.000 đồng, làm 1 nhà tình thương, hỗ trợ 4 gia đình mua 7.200 tấm lợp và cây con giống cho 28 đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam với số tiền 55 triệu đồng …
Hội bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi tỉnh không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức đã có tác dụng đến các cấp các ngành các địa phương về nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người đối với vông tác chăm lo giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi ngày càng tốt hơn, đặc biệt đã có tác dụng động viên khuyến khích người tàn tật - trẻ mồ côi nhận thức tự tin hơn trong cuộc sống, vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng. Tuyên truyền vận động xây dựng quỹ Hội được 768.956.961 đồng, tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trợ giúp cho trên 5.000 lượt đối tượng, hỗ trợ xây dựng một nhà đại đoàn kết cho 1 đối tượng tàn tật cô đơn, vận động dống góp vật liệu, công lao động, giúp sửa chữa nhà ở cho 2 đối tượng, phối hợp tổ chức mở lớp dạy và học nghề cho 50 đối tượng, hỗ trợ 200 đối tượng tật nguyền phát triển sản xuất thực hiện xoá đói giảm nghèo…
Hội khuyến học tỉnh trong năm qua, Thường trực Ban Chấp hành hội đã tập trung củng cố và phát triển tổ chức Hội và hội viên, chủ động tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc tham gia xây dựng quỹ hội. Thường xuyên tham mưu cho tỉnh kụp thời khen thưởng, động viên khuyến khích những tài năng trẻ phấn khởi say mê học tập, nghiên cứu… Hội cũng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tạo điều kiện để các tài năng phát huy truyền thống các gia đình hiếu học trong tỉnh từ 4.500 gia đình hiếu học năm 2003 lên 12.190 gia đình vào năm 2004.
Hội Người cao tuổi các cấp trong tỉnh tham gia động viên các hội viên sống vui, sống khoẻ, sống có ích và tích cực đóng góp vào sự ổn định chính trị phát triển xã hội của địa phương, tăng cường khôốidđàn kết cảu nhân dân các dân tộc, noi gương sáng trước các thế hệ con cháu, góp phần cùng con cháu làm kinh tế xoá đói giảm nghèo và tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở địa phương.
3. Phát huy dân chủ, tham gia xây dựng củng cố chính quyền:
Mặt trận Tổ quốc các cấp tham gia vào các dự án luật và xây dựng quy chế phối hợp:
Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tham gia cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp của Tỉnh:
Thực hiện thông tri số 12 ngày 1 tháng 12 năm 2003 của Ban Thường trực Đoàn Chủ thích Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc Mặt trận tham gia cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2000, Nghị quyết liên tịch số 01/2003 ngày 22 tháng 12 năm 2003 giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về ban hành quy chế hiệp thương lựa chọn giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND. Sau khi tiếp thu quán triệt ở Trung ương về, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị quán triệt và tập huấn toàn bộ nội dung, quy trình về thực hiện công tác bầu cử cho Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các huyện, thị xã. Ngay sau đó, MTTQ các cấp đã được tập huấn quán triệt sâu sắc cụ thể các nội dung về hiệp thương tổ chức bầu cử.
Trong suốt quá trình triển khai công tác bầu cử, dưới sự lãnh đạo cảu các cấp uỷ Đảng, Ban thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Hội đồng bầu cử, Thường trực HĐND – UBNND cùng cấp tham mưu và tổ chức thực hiện cuộc bầu cử đúng quy trình, chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức tốt các bước hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND các cấp, đảm bảo dân chủ đúng luật và đúng tiến độ. Qua 5 bước thực hiện quy trình hiệp thương đã lựa chọn, giới thiệu được các ứng cử viên đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu thành phần hợp lý đại diện cho các giai cấp, tầng lớp nhân dân, dân tộc, độ tuổi và giới cũng như các thành phần kinh tế, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Kết quả hiệp thương là: cấp tỉnh giới thiệu được 100 ứng cử viên để bầu 66 đại biểu, cấp huyện giới thiệu được 594 ứng cử viên để bầu 398 đại biểu, cấp xã giới thiệu 8094 ứng cử viên để bầu 5329 đại biểu.
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp với Hội đồng bầu cử, HĐND, UBND cùng cấp tổ chức tốt cho các ửng cử viên đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri vận động bầu cử ở cả 3 cấp với tổng số 3224 cuộc, có 102.068 cử tri tham dự. Đồng thời, Mặt trận còn phối hợp tổ chức tuyên truyền Luật bầu cử đại biểu HĐND ở các khu dân cư, vận động các cử tri đi bỏ phiếu đạt tỉ lệ 99,62%.
Ban Thường trực UBMTTQ các cấp đã nhận được 67 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân có nội dung liên quan đến người ứng cử đại biểu HĐND. Tất cả các đơn thư đã được chuyển đến các cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh, kết luận và giải quyết theo luật định. Mặt trận cũng phối hợp thực hiện chức năng giám sát đối với công tác bầu cử như việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử và hoạt động của các tổ chức đó, giám sát thông qua các hội nghị, giám sát việc thành lập và niêm yết các danh sách cử trư và danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND các cấp, giám sát việc tổ chức ngày bầu cử… Sự tham gia thực hiện các nội dung của công tác bẩu cử của MTTQ các cấp đã góp phần quan trọng vào thành công cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 – 2009 của tỉnh Sơn La, đảm bảo cho cuộc bầu cử diễn ra đúng luật định, dân chủ, an toàn và tiết kiệm. Kết quả của cuộc bầu cử trên toàn tỉnh đã bầu được 66 đại biểu HĐND tỉnh, 398 đại biểu HĐND huyện và 5.308 đại biểu NĐND xã.
Mặt trận tham gia phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:
Năm 2004, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn MTTQ các cấp thực hiện quy ước, tiếp tục chỉ đạo thực hiện 14 nội dung nhân dân cần biết, 6 việc nhân dân cần được bàn và 8 việc nhân dân cần giám sát kiểm tra. Đồng thời, Mặt trận còn hướng dẫn nhân dân phát huy cao độ quyền làm chủ của mình trpng cuộc bầu cử HĐND các cấp nên đã góp phần nâng cao năng lực nhận thức, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự xã hội ở địa phương.
Mặt trận chủ động đôn đốc MTTQ các cấp triển khai kế hoạch số 01 về việc thực hiện quy chế dân chủ và thực hiện đúng trách nhiệmc ủa mình là tiểu ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Mặt trận thực hiện công khai hoá các chủ trương, chính sách, chế độ và công tác cán bộ đã thực hiện tốt ở cơ sở.
Cũng trong năm 2004, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận được 22 lá đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và chuyển đến các cơ quan chức năng giải quyết. Công tác thanh tra nhân dân đã được MTTQ các cấp chỉ đạo thực hiện trên cơ sở Luật Thanh tra được Quốc hội ban hành. Để thực hiện tốt công tác thanh tra nhân dân ở cơ sở, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã ra hướng dẫn số 51 về tổ chức hoạt động của các ban thanh tra nhân dân cấp xã phường, thị trấn. Các ban thanh tra nhân dẫ đã tiếp nhận được 59 đơn thư và kiến nghị với chính quyền các cấp giải quyết xong 54 đơn, còn lại 5 đơn thư liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai ở cơ sở phức tạp được tiếp tục điều tra và giải quyết.
Thực hiện công tác giám sát của MTTQ:
Uỷ ban MTTQ các cấp luôn thực hiện chức năng giám sát của mình trong các lĩnh vực như tập trung giám sát cơ quan nhà nước bằng việc phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các ban của HĐND tiến hành đi giám sát hoạt động của cơ sở. Việc giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử đã được Uỷ ban MTTQ các cấp chú trọng hơn, nhất là trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND trước và sau kỳ họp đều được Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên tổ chức cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và ý kiến, kiến nghị của cử tri. Các cuộc tiếp xúc được đổi mới cả nội dung và hình thức tổ chức để đạt chất lượng hơn, các cử tri được trực tiếp đóng góp những ýe kiến của mình với các đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, thực hiện giám sát của Mặt trận với cán bộ công chức nhà nước.
4.  Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, các hoạt động thi đua chào mừng và tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội VI của Mặt trận TQVN:
Thực hiện kế hoạch số 18/MTTƯ của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận TQVN về đợt sinh hoạt chính trị Đại hội VI MTTQVN, Uỷ ban MTTQ các cấp của Sơn La đã khẩn trương chỉ đạo triển khai đến huyện, thị và các cơ sở. Toàn tỉnh đã tổ chức được 29 cuộc với 2.570 đại biểu tham dự có 193 ý kiến tham gia xây dựng vào dự thảo văn kiện Đại hội VI. Trong đợt sinh hoạt quan trọng đó, Uỷ ban MTTQ các cấp đã phát động các đợt thi đua chào mừng như đẩy mạnh “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, tích cực tham gia cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”…
Trên cơ sở đó trên địa bàn các huyện, thị xã trong tỉnh đã tổ chức trao tặng 35 ngôi nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, tổ chức xây dựng 73 nhà và chuyển tấm lợp đến cho 54 hộ. tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho 158 gia đình chính sách, người già cô đơn không nơi nương tựa…
5. Mặt trận các cấp tham gia công tác an ninh chính trị, xây dựng quốc phòng và công tác đối ngoại nhân dân:
MTTQ các cấp đã phối hợp với ngành công an và các cơ quan chức năng liên quan đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ anh ninh Tổ quốc, xây dựng xã phường lành mạnh, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch đồng thời tham gia diễn tập phòng thủ và công tác tuyển quân năm 2004 đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Sơn La và sự chỉ đạo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận TQVN về công tác đối ngoại nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La đã phối hợp cùng các cấp các ngành trong tỉnh thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân, MTTQ các cấp tuân thủ nguyên tắc quy định đối xử, giao tiếp với người nước ngoài, Việt kiều ở các nước đến thăm và làm việc tại Sơn La. Mặt trận còn thường xuyên giữ mối quan hệ hữu nghị, thân thiện hợp tác và phát triển với nước bạn Lào anh em. Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các huyện có chung đường biên với nước bạn đã chỉ đạo Mặt trận các xã và ban công tác ở khu dân cư phối hợp với chính quyền và các đồn biên phòng tổ chức tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước đồng thời thực hiện tốt tự quản đường biên, mốc giới, xây dựng đường biên giới hoà bình hữu nghị, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa nhân dân các dân tộc ở các địa phương có chung đường biên giới. Đến năm 2004, Mặt trận đã thực hiện vận động được 29 bản làng với 1.530 hộ gia đình tham gia tự chủ tự quản đường biên mốc giới trên 171,8 km và 18 cột mốc quốc giới.
6. Tiếp tục củng cố tổ chức, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận:
Bước sang năm 2004, Uỷ ban MTTQ tỉnh tiếp tục hướng dẫn MTTQ các cấp kiện toàn bổ sung nhân sự của Uỷ ban theo tinh thần chỉ thị số 21 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý trong Uỷ ban Mặt trận. Mặt trận cũng tổ chức bầu bổ sung các chức danh chủ chốt của Uỷ ban MTTQ các huyện, thị xã sau khi bầu cử xong HĐND các cấp đối với 5 huyện là Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu và Thuận Châu.
Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh cũng đã quan tâm trú trọng hơn về công tác tổ chức cán bộ, thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ Mặt trận ở cơ sở. Mặt trận cũng đã tổ chức phối hợp với trường Chính trị của tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện mở lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ của Mặt trận cơ sở theo chương trình mới. Cấp tỉnh mở được 2 lớp với 159 học viên tham gia. Ở cấp huyện, Mặt trận mở được 3 lớp với 181 người tham gia.
Uỷ ban MTTQ các cấp đã xem xét, chỉnh sửa và bổ sung quy chế làm việc phù hợp với thực tiễn tình hình mới. Đặc biệt, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức thảo luận, thống nhất sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh quy chế phối hợp hoạt động để hai bên cùng thực hiện.
Được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ đã chỉ đạo biên tập và xuất bản số đầu tiên cuốn “Thông tin công tác Mặt trận” và phát hành đến tận khu dân cư. Đây là một trong những nội dung hoạt động đổi mới của Uỷ ban MTTQ nhằm truyền tải những văn bản hướng dẫn cụ thể của Mặt trận Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân đến công tác của Mặt trận.
Nhằm thực hiện công tác thi đua – khen thưởng đảm bảo chất lượng hơn, ngay từ đầu năm 2004, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ đã tổ chức phát động thi đua chào mừng ngày bầu cử đại biểu HĐND các cấp và Đại hội VI của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận tổ chức ký kết giao ước thi đua trong hệ thống tổ chức Mặt trận trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La. Mặt trận cũng cùng với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tổ chức và phát động thi đua đặc biệt để chào mừng 110 năm ngày thành lập tỉnh Sơn La và khởi công xây dựng thủy điện Sơn La. Hai cuộc thi đua này đã được các tầng lớp nhân dân và cán bộ công nhân viên tỉnh Sơn La nhiệt tình hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.
Tóm lại, phát huy thành tích đạt được của các năm trước, trong năm 2004, MTTQ các cấp trong tỉnh Sơn La tiếp tục phấn đấu vươn lên, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức thành viên thực hiện tốt chương trình phối hợp thống nhất hành động Hội nghị lần thứ 6 của UỶ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoá V) và của Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La (khoá VIII) đã đề ra. Thông qua đó, Mặt trận đã tích cực tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La, nhất là Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX). Mặt trận phát huy vai trò chính trị của mình đã tích cực tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân vững chắc và cùng với các tổ chức thành viên đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Đồng thời thông qua đó, Mặt trận nâng cao được về mặt chất lượng của các cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”… và các chương trình mục tiêu do MTTQ phối hợp chủ trì, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, tăng cường đảm bảo quốc phòng, giải quyết kịp thời các bức xúc trong dân.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể song bên cạnh đó, Mặt trận cũng còn một số tồn tại hạn chế như công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ở một số địa phương mới chỉ dừng ở đối tượng là cán bộ cơ sở mà chưa phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, các đoàn viên, hội viên của Mặt trận. Một số cơ sở và khu dân cư nhận thức chưa đúng đắn về các cuộc vận động, các chương trình nhiệm vụ nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng và kết quả còn thấp….
Năm 2005 là năm có nhiều ngày lễ lớn và sự kiện trọng đại của cả dân tộc và của tỉnh Sơn La như: kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), 60 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 110 năm ngày thành lập tỉnh Sơn La (10/10), 75 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11), lễ khởi công công trình thuỷ địa Sơn La, tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức do cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, sự hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, sự biến động giá cả, những diễn biến phức tạp của thời tiết nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp cùng sự phối hợp chặt chẽ và tích cực của Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã nâng cao tinh thần đoàn kết cùng nhau thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Trên cơ sở đó, Mặt trận TQVN tỉnh Sơn La có điều kiện quan trọng để từng bước củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động làm cho uy tín của Mặt trận ngày càng khẳng định. Các hoạt động và các công trình văn hoá giáo dục tiếp tục được các cấp, các ngành đầu tư và phát triển ở các khu dân cư. Đời sống vật chật và tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh được cải thiện nâng cao. Tình hình chính trị xã hội trong tỉnh được đảm bảo, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Mặt trận đã chủ động tích cực phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức thành viên giữ vững thế trận lòng dân, đấu tranh chống các âm mưu nhằm “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng các ngày lễ, các sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh Sơn La.
1. Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
Quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQVN, Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp từ tỉnh đến khu dân cư đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền các cấp và thực hiện hiện giám sát các hoạt động của của các cơ quan nhà nước. Mặt trận thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao và tích cực vận động nhân dân định canh định cư, bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, cùng nhau xây dựng bản làng văn hoá. Bên cạnh đó, Mặt trận còn phối hợp cùng các ban ngành của tình và các tổ chức thành viên vận động nhân dân không sử dụng và buôn bán chất ma tuý, không tham gia học đạo và truyền đạo trái pháp luật.
Mặt trận các cấp trong tỉnh chú trọng phát huy khả năng của mình là tổ chức đoàn thể của quần chúng nhân dân đã tăng cường hoạt động củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và tổ chức triển khai các chương trình phối hợp hành động, tham gia vận động nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo trật tự chính trị và an ninh quốc phòng. Được sự đồng ý của Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị Người tiêu biểu các dân tộc Sơn La lần thứ nhất. Tham dự hội nghị gồm có 120 đại biểu trong đó có 72 đại biểu ưu tú đại diện cho các cá nhân tiêu biểu ở 3.011 khu dân cư trong toàn tỉnh đến dự và trao đổi kinh nghiệm hoạt động. Thông qua hội nghị, Mặt trận đã lựa chọn 30 cá nhân tiêu biểu xuất sắc đi thăm quê Bác, thăm và báo cáo thành tích ở Mặt trận Trung ương, Ban Dân tộc của Quốc hội và một số tỉnh bạn để trao đổi kinh nghiệm hoạt động cho phong trào “Người tiêu biểu” sau này.
Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ về vấn đề xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La cùng sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ các cấp đã thực hiện công tác phối hợp với các tổ chức thành viên, các ban ngành của tỉnh để tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân vùng lòng hồ thực hiện tốt công tác di dân tái định cư nhằm phục vụ kịp thời cho ngày khởi công xây dựng nhà máy. Ngoài ra, Mặt trận tỉnh đã chỉ đạo mặt trận các cấp giúp đỡ nhân dân khắc phục khó khăn trước mắt và nhanh chóng ổn định sản xuất trong quá trình di chuyển đến nơi ở mới.
Trong dịp tết và các ngày kỷ niệm lớn trong năm, Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp đã cùng với các cấp uỷ, chính quyền tổ chức thăm hỏi động viên và tặng quà cho các thương binh nặng, các gia đình liệt sĩ và cán bộ lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, Mặt trận còn tổ chức các đợt thăm hỏi các chiến sĩ vùng biên giới, các hộ nghèo, những người tàn tật … Mặt trận tỉnh chỉ đạo các cơ sở của Mặt trận cấp cơ sở đẩy mạnh công tác tổ chức, tuyên truyền và toạ đàm, gặp mặt nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc và động viên toàn thể nhân dân đẩy mạnh lao động sản xuất, góp phần bảo vệ Tổ quốc và an ninh chính trị xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, MTTQ các cấp đã phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức thành viên vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ và “60 năm Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “110 năm thành lập tỉnh Sơn La”. Bên cạnh đó, Mặt trận cũng chủ động phối hợp với các ban, ngành của tỉnh và đôn đốc các tổ chức thành viên động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tuần văn hoá các dân tộc tỉnh Sơn La lần thứ nhất tổ chức tại huyện Mộc Châu. Tuần văn hoá đã thu hút sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình các đội vận động viên của 11 huyện, thị xã và hàng ngàn khán giả trong tỉnh và các tỉnh bạn như Hoà Bình, Yên Bái và Hủa Phăn (CHDCND Lào). Mặt trận cùng các đơn vị trong tỉnh đã tổ chức thành công các buổi lễ kỷ niệm quan trọng trong năm như lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Sơn La, tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Mặt trận DTTN Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết toàn dân từ cấp tỉnh đến khu dân cư.
2. Động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước:
Hưởng ứng cuộc vận động thi đua do Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã phát động toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh thi đua lập thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực để chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của tỉnh. Trên cơ sở đó năm 2005, Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền và phát động thi đua sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân đồng thời tổ chức tốt hội ngih điển hình tiên tiến 5 năm (2000 – 2004). Từ đó trên địa bàn tỉnh Sơn La, các cuộc vận động, các phong trào thi đua đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương, cơ quan sự nghiệp, các đơn vị sản xuất và chiến đấu:
Ở khu vực nông thôn mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong lao động sản xuất do thiên tai nhưng nhân dân đã chủ động làm đất gieo trồng kịp thời vụ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học lỹ thuật vào sản xuất. Không những vậy, các hộ nông dân còn đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đem lại giá trị và năng xuất cao làm cho đời sống được cải thiện, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo tiến tới ổn định phát triển.
Các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp uỷ đảng đến chính quyền và đoàn thể đã thường xuyên tổ chức vận động tuyên truyền và động viên các công chức, viên chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, phấn đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Đồng thời, Mặt trận tích cực tham mưu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trật tự an ninh chính trị và quốc phòng của địa phương. Đặc biệt trong cuộc vận động thực hiện di dân tái định cư cho đồng bào các dân tộc thuộc vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, Mặt trận các cấp đã cùng các tổ chức đoàn thể, chính quyền các địa phương và nhân dân sớm khắc phục khó khăn, ổn định đời sống làm cho niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ngày càng vững chắc.
Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát huy các sáng kiến và mạnh dạn áp dụng các sáng chế cũng như khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Trong dịp hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Sơn La, các doanh nhân doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã có những hoạt động thiết thực đóng góp được 629 triệu đồng ủng hộ để Tỉnh đầu tư xây dựng công trình chào mừng kỷ niệm ngày thành lập và khởi công công trình thuỷ điện Sơn La.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư” tiếp tục được MTTQ các cấp cùng các tổ chức thành viên và các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, các khu dân cư trong tỉnh. Nhờ đó mà năm 2005, khu dân cư văn hoá và gia đình văn hoá tiếp tục được giữ vững, phát huy và nhân rộng. Toàn tỉnh Sơn La đã vận động nhân thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng nhà văn hoá” và đã xây dựng được 201nhà văn hoá ở 201 xã phường, thị trấn, 594 bản, tổ dân phố có nhà văn hoá. Trong quá trình vận động xây dựng nhà văn hoá, các tầng lớp nhân dân đã đóng góp hàng ngàn ngày công cùng hàng tỉ đồng. Tính đến hết năm 2005, toàn tỉnh Sơn La có 91.410 gia đình văn hoá, tăng 17 bản văn hoá và khu phố văn hoá so với năm 2004. Trong đó, khu dân cư tiêu biểu đạt 2283, trong đó có 1881 khu dân cư tiên tiến, 1066 khu dân cư không có tệ nạn xã hội và 2975 khu dân cư được cấp kinh phí 1.000.000 đồng để hoạt động trên  tổng số 3011 khu dân cư. Phong trào văn hoá nghệ thuật quần chúng cũng được đẩy mạnh với 1.627 đội văn nghệ hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân địa phương và tham gia vào công tác gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
Ngoài ra, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và xây dựng nhà “Đại đoàn kết”, “Nhà tình nghĩa” cho các hộ nghèo khó, neo đơn và có công với cách mạng tiếp tục được Mặt trận phối hợp với các tổ chức đoàn thể thành viên và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh. Trên cơ sở đó, toàn tỉnh đã vận động quyên góp ủng hộ và xây dựng được 574.279.208 đồng tiền quỹ (trong đó quỹ cấp tỉnh là 87.089.603 đồng, quỹ cấp huyện và cơ sở là 487.189.605 đồng), làm được 266 ngôi nhà “Đại đoàn kết” và trao tặng cho các hộ gia đình nghèo.
Các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng tham đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia công tác xoá nhà tạm cho các gia đình khó khăn, chính sách và người neo đơn.
Hội Cựu chiến binh đã vận động các hội viên nghèo quyên góp được 43.661.300 đồng và làm được 56 ngôi nhà “Tình đồng đội” cho các hội viên nghèo với tổng giá trị là 672.000.000 đồng. Bên cạnh đó, Hội còn hỗ trợ vốn đầu tư chăn nuôi cho các hộ gia đình trị giá 30.000.000 đồng và trích 25.750.000 đồng để mua quà thăm tặng cho 425 đối tượng chính sách, ủng hộ các loại quỹ từ thiện của các tổ chức khác trong tỉnh với số tiền là 372.975.000 đồng.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã vận động các chi hội quyên góp làm được 36 ngôi nhà cho 36 hộ nghèo với trị giá 180 triệu đồng. Ngoài ra, Hội Phụ nữ còn tổ chức các đợt đi thăm động viên và tặng quà cho các gia đình chính sách, bộ đội công tác vùng biên với số quà trì giá 125.335.000 đồng, 46 sổ tích kiệm trị giá 5.700.000 đồng. Hội cũng đã đóng góp 24.799 ngày công, 5.369 gánh củi và 83 kg gạo hỗ trợ kịp thời cho các gia đình chính sách. Đặc biệt, các chi hội ở địa phương đã chủ động phối hợp với chính quyền và các tổ chức hội của Mặt trận tích cực động viên khích lệ thanh niên trong tỉnh lên đường nhập ngũ hoàn thành chỉ tiêu giao quân. Song song với công tác hoạt động xã hội, Hội Phụ nữ còn chú trọng đến công tác kiện toàn tổ chức và vận động các chị em cùng mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng quỹ từ thiện của tỉnh với số tiền lên đến 2.120.000 đồng.
Hội Chữ thập đỏ của tỉnh cũng hoà chung không khí thi đua chung và vận động các cấp hội đóng góp xây dựng quỹ và tiếp nhận vốn hỗ trợ từ một số tủ chức với tổng giá trị lên đến 2.345.000.000 đồng và nhận chăm sóc giúp đỡ 10.675 lượt đối tượng, xây dựng 12 nhà tình thương, hỗ trợ cho 31 hộ gia đình khó khăn đẩy mạnh phát triển sản xuất với số vốn trị giá 100 triệu đồng, ủng hộ và quyên góp cho các quỹ từ thiện của tỉnh 30 triệu đồng.
Hội Nông dân của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh và mở rộng quy mô sản xuất. Thông qua đó, Hội Nông dân đã được các doanh nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ vật tư, cây con giống theo phương thức trả chậm đảm bảo kịp thời vụ cho các hội viên với 9000 tấn phân bón, 4,2 triệu con cá giống, 60 tấn ngô giống. Ngoài ra, Hội còn mở 260 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật và hội thảo đầu bờ, đầu chuồng cho 25.500 cán bộ hội viên và nông dân. Từ đó, Hội Nông dân đã nâng cao được vị thế của mình đối với bà con và nâng cao chất lượng hoạt động của 63 câu lạc bộ khuyến nông, 100 nhóm nông dân hoạt động khuyến nông ở cơ sở, vận động bà con đóng góp xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho 150 hội viên nghèo cũng như vận động quyên góp giúp đỡ bà con các địa phương bị lũ lụt với 15.000 ngày công, 8,6 tấn gạo, giúp 2.838 hộ thay đổi phương thức làm ăn mới. Từ đó, Hội Nông dân đã góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo làm cho tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 46% theo tiêu chí mới.
Cùng với các tổ chức đoàn thể khác của Mặt trận, Ban Thường vụ Liên Đoàn lao động tỉnh đã phát động công nhân viên chức và người lao động trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện tốt các phong trào thi đua như “Lao động giỏi, lao động sáng tạo, thực hiện tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí”, “Học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng người cán bộ công chức trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”, “Thi đua phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn” … Kết quả là trong năm 2005, số tập thể đăng ký cờ thi đua lên đến 218 tập thể, 3 công trình sản phẩm trọng điểm và hàng trăm đề tài khoa học cải tiến hợp lý hoá xản xuất đã được đăng ký thực hiện. Thông qua đó, Liên đoàn lao động tỉnh Sơn La đã kết nạp thêm được 2.652 đoàn viên mới làm cho công tác hoạt động của Liên đoàn mạnh mẽ và ngày càng phát triển theo chiều sâu.
Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi của tỉnh cũng khẳng định vị trí vai trò của mình đối với đời sống xã hội và ngày càng nâng cao uy tín của mình đối với nhân dân. Hội đặc biệt quan tâm đến sự phát triển hội viên của huyện mới thành lập là Sốp Cộp, cùng các cấp các ngành vận động nhân dân tham gia thành lập mới được 6 chi hội xã, phát thẻ cho 181 hội viên, nhận sự đóng góp quỹ  với số tiền lên đến 1.153.556.800 đồng từ các cá nhân tổ chức, sự trợ giúp của Trung ương hội và một số tỉnh bạn 30 chiếc xe lăn, 30 chiếc xe đẩy và 10 triệu đồng tiền mặt cùng 300 chiếc áo thu đông để Hội giúp đỡ các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao đặc biệt khó khăn trong tỉnh.  Trên cơ sở đó, Hội đã tổ chức thăm hỏi và trợ giúp được cho 3.292 đối tượng với số tiền trị giá 323.840.000 đồng đồng thời trích quỹ của Hội kết hợp với nguồn hỗ trợ của Tỉnh xây dựng được 27 ngôi nhà tình thương cho người tàn tật, thăm khám bệnh cho 2.297 lượt đối tượng, mở lớp dạy nghề cho 211 người tàn tật.
Ban đại diện Hội Người cao tuổi thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương hội Người cao tuổi Việt Nam đã phối hợp hoạt động với cán bộ, công nhân viên và nhân dân quyên góp được trên 13.000 bộ quần áo trao tặng cho những người cao tuổi nghèo.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cũng tổ chức 4 đợt hành quân giúp dân làm 4km đường giao thông liên bản, liên xã và giúp 36 hộ gia đình phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện định canh định cư, giúp 3.630 công vận chuyển và dựng 192 ngôi nhà cho nhân dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. Lực lượng vũ trang còn tham gia tu sửa 8 lớp học cho học sinh và giúp dân lao động sản cuất với tổng số 6.287 ngày công, tặng quà cho 199 đối tượng chính sách nhân các ngày lễ tết của dân tộc và của tỉnh.
Hội Khuyến học của tỉnh trong năm 2005 đã vận động nhân dân xây dựng quỹ khuyến học với tổng giá trị 2.680.000 đồng, thực hiện khen thưởng động viên kịp thời cho 2.351 giáo viên và 13.615 học sinh giỏi với tổng số tiền lên đến 500.000 .000 đồng
Trên cơ sở hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên, các chương trình phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS/HIV và công tác dân số KHHGĐ và an toàn giao thông đã được phối hợp nhịp nhàng và đạt kết quả tốt. Mặt trận các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, các đoàn viên, hội viên thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động, chủ trương chính sách của tỉnh.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La đã hướng dẫn MTTQ các huyện, thị và cơ sở phối hợp chặt chẽ với Ban an toàn giao thông tổ chức phân phát hơn 120.000 tờ rơi tuyên truyền về “Đội mũi bảo hiểm” tạo cho nhân dân nhận thức và thực hiện các quy định an toàn khi tham gia giao thông. Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ huyện Mai Sơn tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện điểm tuyên truyền, phòng chống tội phạm ma tuý ở thị trấn Hát Lót và tiếp tục chỉ đạo các cấp hội tổ chức thực hiện tốt điểm tuyên truyền ở huyện Phù Yên và Mường La. Tại những điểm tuyên truyền này, nhân dân bước đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống tội phạm, ma tuý và tham gia phát hiện, tố giác đối tượng nghiện hút với chính quyền, đồng thời vận động các đối tượng nghiện hút tham gia cai nghiện hoà nhập cuộc sống cộng đồng.
Thực hiện lời kêu gọi của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã phối hợp chặt chẽ với Hội Chữ thập đỏ của tỉnh tham mưu với Thường trực Tỉnh uỷ chỉ đạo và ra lời kêu gọi nhân dân các dân tộc, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp doanh nhân trên địa bàn tỉnh hưởng ứng lời quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hai do cơn bão số 7 gây ra và nhân dân các nước bị thảm hoạ động đất, sóng thần. Tính đến hết năm 2005, toàn tỉnh Sơn La đã quyên góp được 650.146.000 đồng chuyển về Trung ương MTTQ Việt Nam. Mặt trận TTQ Việt Nam tỉnh Sơn La còn vận động nhân dân tham gia mua công trái giáo dục và trái phiếu Chính phủ để phục vụ công tác cải tạo, xây dựng kiên cố hoá trường lớp và các công trình dân sinh đạt và vượt chỉ tiêu 15%.
Thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp với chính quyền cùng các tổ chức kiểm tra công tác tuyển quân và thực hiện chính sách hậu phương quân đội, động viên thanh niên trong tỉnh vui vẻ, yên tâm lên đường thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Mặt trận còn tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tại huyện Thuận Châu và Sốp Cộp thành công, đồng thời thực hiện công tác vận động nhân dân các địa phương dọc tuyến biên giới Việt – Lào giữ gìn truyền thống tốt đẹp, xây dựng mối quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc hai nước và tổ chức tự quản đường biên mốc giới, nâng cao cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù. Mặt trận cũng tổ chức phối hợp và tham gia giám sát các cơ quan chức năng thực hiện Nghị định 47 của Chính phủ và Chỉ thị số 29 của UBND tỉnh Sơn La về việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ sử dụng vũ khí trái phép cũng như các loại vũ khí tự chế trong nhân dân đạt kết quả tốt.
3. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng và chính quyền các cấp:
Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và ự chỉ đạo cảu Thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Sơn La, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Sơn La đã ra công văn chỉ đạo, hướng dẫn mặt trận các cấp tổ chức quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chỉ thị số 48 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La về việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Bên cạnh đó, Mặt trận còn tham gia ý kiến xây dựng văn kiện đại hội Đảng các cấp, nhất và caá vấn đề có liên quan đến công tác Mặt trận để cấp uỷ Đảng các cập nhận thực và quan tâm hơn nữa đến công tác của Mặt trận giai đoạn mới.
Cũng trong năm 2005, MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La đã xây dựng kế hoạch và tổ chức đoàn công tác của Mặt trận đi nghiên cứu học tập kinh nghiệm tổ chức thực hiện ở 2 tỉnh Phú Thọ và Lai Châu. Đồng thời, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp đã phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp và các tổ chức thành viên  bố trí các đại biểu đến tiếp xúc cử tri ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn để nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của cử tri để kịp thời tổng hợp và phản ánh với Đảng, chính quyền các cấp.
Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp tiếp tục chỉ đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở như: công khai tài chính, tham gia thảo luận các chương trình kế hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng các dự án và các công trình phúc lợi xã hội. Ban Thanh tra nhân dân đã tham gia giám sát việc thực hiện các chương trình dự án ở cơ sở và khu dân cư, góp phần làm giảm những thất thoát và nâng cao chất lượng công trình. Công tác tiếp dân và nhận đơn thư cáo giác, khiếu nại của công công dân được thực hiện chu đáo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nghiên cứu xem xét, trả lời cho dân một cách công khai. kịp thời.
4. Công tác đối ngoại nhân dân:
Năm 2005, công tác đối ngoại nhân dân đã được Mặt trận và các tổ chức thành viên chú trọng quan tâm. Để nâng cao chất lượng của công tác, Mặt trận đã tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đồng thời cùng các cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp đón tiếp chu đáo các đoàn khách quốc tế, bà con Việt kiều về thăm. Đẩy mạnh hơn công tác ngoại giao nhân dân, tháng 5 năm 2005, đại diện Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La đã tham gia cùng đoàn đại biểu cấp cao của tỉnh đi thăm và làm việc với chính quyền và nhân dân tỉnh Phongsalỳ của nước bạn Lào. Sau đó, nhận lời mời của Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước của tỉnh Hủa Phăn và được sự đồng ý của Ban Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La đã tổ chức một đoàn đại biểu của Mặt trận đi thăm và làm việc với Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn. Hai mặt trận đã thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Tổ quốc. Thông qua đó, Mặt trận TQVN tỉnh Sơn La và Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn thống nhất việc nâng cao mối đoàn kết hữu nghị giữa hai mặt trận và đẩy mạnh công tác hoạt động tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân hai tỉnh thắt chặt mối đoàn kết truyền thống gắn bó keo sơn giữa nhân dân các dân tộc, hai Đảng và hai chính phủ hai nước.
Để công tác ngoại giao nhân dân giữa hai mặt trận hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn đi vào thực tiễn, đoàn đại biểu cấp cao của Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn đã sang thăm và làm việc với Ban Thường trực Uỷ ban MTTQVN tỉnh Sơn La từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 11 năm 2005. Hai bên đã tổ chức trao đổi kinh nghiệm hoạt động công tác và đi thăm một số công trình xây dựng trọng điểm, mô hình kinh tế, khu dân cư văn hoá điển hình của tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó, hai Mặt trận đã cùng ký kết biên bản ghi nhớ về công tác trao đổi kinh nghiệm và phối kết hợp hoạt động giữa hai mặt trận, thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị truyền thống của Đảng, Chính quyền và nhân dân hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn.
5. Tăng cường tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ:
Với chức năng nhiệm vụ của mình, MTTQ tỉnh đã chỉ đạo MTTQ các cấp thường xuyên củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ mặt trận nhằm đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của tình hình mới. Trong năm 2005, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với các cấp uỷ chỉ đạo và kiện toàn cán bộ chủ chốt cho 6 mặt trận cấp huyện, thị xã sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp. Thực hiện điều lệ của MTTQVN và thông tri số 18/TTr – MTTQVN ngày 14 tháng 7 năm 2005 về việc hướng dẫn công tác Mặt trận tham gia đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các cấp đã chỉ đạo triển khai đúng tinh thần của thông tri đồng thời giới thiệu cán bộ chủ chốt của Mặt trận có đầy đủ tiêu chuẩn trình độ và năng lặc tham gia các cấp uỷ Đảng.
Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng công tác Mặt trận, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa và bổ sung quy chế phối hợp hành động, tổ chức ký quy chế phối phợp với các cơ quan HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Bên cạnh đó, Mặt trận đã cùng với Viện Kiểm soát và Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng ký kết quy chế phối hợp hành động.
Nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận tỉnh đã cùng với trường Chính trị tỉnh tổ chức mở hai lớp tập huấn, bồi dưỡng cho 128 học viên và Mặt trận các cấp huyện, thị xã cũng phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị mở 13 lớp ở các cụm xã cho 565 học viên là cán bộ của Mặt trận học tập.
Như vậy, trong năm 2005, được sự chỉ đạo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La, Mặt trận TQVN tỉnh Sơn La đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, phổ biến và quán triệt đến nhân dân các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần nâng cao nhận thức, niềm tin của nhân dân các dân tộc Sơn La vào Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Mặc dù vậy, trong công tác hoạt động, Mặt trận một số địa phương còn chưa tương xứng. Công tác đào tào bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ Mặt trận cơ sở còn chậm. Đây chính là những tồn tại đòi hỏi công tác của Mặt trận trong những năm sau cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục nhân dân, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu mới của công cuộc CNH – HĐH tỉnh Sơn La.

Không có nhận xét nào: