Trang

Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Các bảo vật hoàng cung của các triều đại phong kiến Việt nam

Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung
Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9/10.
Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.
Tại lần trưng bày đầu tiên, dù số lượng bảo vật không nhiều, nhưng để đảm bảo an ninh, Bảo tàng Lịch sử đã nhập tủ trưng bày bằng kính 2 lớp dày 12 ly, đóng mở bằng mật khẩu, bục bệ bằng thép 2 lớp. Phòng trưng bày cũng được lắp camera quan sát 24/24h.
Các vị quan khách tham quan tủ trưng bày mũ vàng của vua triều Lê, Nguyễn.
Do lần đầu được chiêm ngưỡng những bảo vật này nên hàng trăm người dân đã chen cứng trong phòng trưng bày và đua nhau ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.
Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam.
Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19), nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng.
Cận cảnh đỉnh mũ.
Phía sau mũ cũng được trang trí tinh xảo.
Ấn, kiếm vàng triều Nguyễn
Từ trái qua phải: Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827); ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ" của triều Nguyễn; ấn "Quốc gia tín bảo" đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long.
Ấn "Sắc mệnh chi bảo" gồm 2 cấp, có hình vuông, trên có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Nghĩa là: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).
Kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19 (bên trên) và kiếm vàng "An dân bảo kiếm" năm Khải Định (1916-1925) ở bên dưới.
Các họa tiết chạm khắc tinh xảo trên kiếm.

Chén ngọc, chậu vàng, sách vàng
Bộ chén ngọc khảm vàng triều Nguyễn.
Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg.
Đài vàng cẩn ngọc triều Nguyễn thế kỷ 19.
Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg.
Tiến Dũng
Nguồn sưu tầm: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA21673/

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

Hình ảnh Việt Nam trước sự quan sát của cộng đồng Quốc tế [1]

Việt Nam cố cưỡng lại sự bành trướng của Trung Quốc (Anh Vũ)
Hàng Trung Quốc qua cửa khẩu Việt Nam. Ảnh năm 2009.
Hàng Trung Quốc qua cửa khẩu Việt Nam. Ảnh năm 2009.
Reuters

Báo Le Monde hôm nay có bài viết đáng chú ý đề cập đến mối quan hệ giữa hai người láng giềng Trung Quốc - Việt Nam một mối quan hệ láng giềng không hề dễ chịu. Đặc phái viên của Le Monde mở đầu bài báo bằng quan sát : Để đánh dấu 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hà nội lấy năm 2010 là « năm hữu nghị Việt – Trung ». Hàng ngày báo chí vẫn cứ ca ngợi chất lượng quan hệ giữa hai nước. Còn thực ra người dân Việt Nam thì vẫn cảnh giác.
Theo Le Monde, nghìn năm bị các vương triều Trung Hoa đô hộ vẫn để lại những dấu vết không thể xóa được. Trung Quốc ngày nay vẫn bị đa số người dân Việt Nam nhìn nhận là nước lớn có mưu đồ bành trướng cần phải dè chừng. Bản thân chính quyền cũng bị phân hóa trên vấn đề này. Một số người còn yêu cầu đưa vấn đề quan hệ với Trung Quốc vào chương trình nghị sự của đại hội đảng 11 dự tính diễn ra trong năm tới.
Riêng về Việt Nam, Le Monde cho biết từ năm 2000 Việt Nam bước vào giai đoạn thứ hai của công cuộc đổi mới. Trong số các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chống chọi tốt hơn cả với cuộc khủng hoảng vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 5,3%.
Theo nhận xét của ông Martin Rama, trưởng bộ phận kinh tế của Ngân hàng Thế giới thì Trung Quốc không phải là mô hình để tham khảo mà Singapore mới là nơi để Hà Nội nhìn vì đảo quốc này có mô hình « dân chủ có kiểm soát » và « hiệu quả kinh tế ». Còn Trung Quốc, theo như tóm tắt của ông Alain Cany chủ tịch văn phòng châu Âu tại Hà Nội thì « vừa là người anh, kẻ thù chính trị duy nhất nhưng đồng thời cũng là đối tác kinh tế chính ».
Phân tích quan hệ kinh tế Trung-Việt, tác giả bài báo nhận thấy, cán cân thương mại của Việt Nam luôn luôn bị thâm hụt trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. Mức chênh lệch của năm 2009 là 11 tỷ đô la tức là chiếm tới 10% tổng thu nhập nội địa của Việt Nam. Theo bài báo thì hai nước đang duy trì một mối quan hệ làm ăn đặc trưng theo kiều giữa nước giàu và nuwosc nghèo. Bắc Kinh xuất khẩu sang nước láng giềng của mình các lọai máy công cụ, xe hơi, xe may hay phân bón. Còn Việt Nam thì chủ yếu lại đưa sang Trung Quốc các nguyên vật liệu thô như dầu mỏ, than đá hay cao su.
Tuy nhiên Le Monde nhận thấy Việt Nam cũng có thế mạnh của mình đó là hàng năm nước này thu hút khoảng 11 tỷ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đang tìm cách thu hút thêm những nhà đầu tư đã cắm chân ở Trung Quốc về mình bằng lợi thế nhân công rẻ hơn.
Đối với Trung Quốc việc nhảy vào Việt Nam là một vấn đề tế nhị. Tờ báo đơn cử trường hợp « vụ bauxite » đã gây lên một làn sóng phản đối dữ dội của các tầng lớp các nhà trí thức, khoa học và giới quân đội. Tất cả đều lên án việc tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên có sự tham dự của nhà thầu Trung Quốc là làm tổn hại đến môi trường và an ninh quốc gia. Theo tác giả thì bây giờ nỗi bất bình đã tạm lắng nhưng có thể sẽ lại bùng lên khi tập đoàn Chinalco của Trung Quốc tham gia dự án.
Theo nhận xét của Le Monde thì để tránh không bị lệ thuộc vào Bắc Kinh, Việt Nam đang mở ra nhiều hướng tấn công với ba đầu tầu của kinh tế Việt Nam đó là công ty viễn thông Viettel, Ngân hàng Đầu tư Phá triển BIDV và hãng hàng không Vietnam Airlines. Ngoài ra, từ hơn một năm nay, Việt Nam đã bắt đầu chinh phục sang các nước lân cận như Miến Điện, Lào, và Cam Bốt vốn là những thị trường mà Trung Quốc cũng rất thèm muốn. Một đại diện thưong mại của Pháp tại Việt Nam cho biết « trong vòng một năm, Viettel đã giành được 50% thị phần ở Cam Bốt ».
Về mặt quân sự Việt Nam chọn cách xích lại gần với người đồng minh cũ là Nga. Cuối năm ngoái Hà Nội đã ký với Matxcơva một hợp đồng mua tàu ngầm trị giá 2 tỷ đô la. Bên cạnh đó Hà nội cũng nhìn thấy ở châu Phi những lợi ích không thể bỏ qua. Theo tác giả bài báo thì có nhiều dấu hiệu đang cho thấy Việt Nam đang cố gắng cản trở tham vọng của Bắc Kinh, trên lĩnh vực chiến lược cũng như kinh tế.
« Người công giáo tại Hà Nội, giữa sự đối kháng và ngọai giao »
Liên quan đến Việt Nam, tờ báo công giáo La Croix hôm nay có bài : « Người công giáo tại Hà Nội, giữa sự đối kháng và ngọai giao », nhân trong tuần này sẽ diễn ra cuộc gặp làm việc giữa đại diện của Việt Nam và Tòa thánh Vatican trong bối cảnh Tổng giám mục mới của Hà Nội vừa được bổ nhiệm.
Để nói lên tâm trạng của các giáo dân Hà Nội lúc này, mở đầu bài báo trích dẫn lời than vãn của một giáo dân rằng : « Từ khi Hà Nội có tổng giám mục mới là cha Nguyễn Văn Nhơn, nhiều thanh niên bỏ đi lễ nhà thờ ! ». Ông khẳng định thêm « rõ ràng là chính quyền đã thành công trong việc phân hóa Công giáo Việt Nam, không chỉ giữa tín đồ mà còn cả giữa các linh mục với giám mục ».
La Coix nhận thấy, so với thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh phía Nam, người công giáo ở miền bắcViệt nam vẫn thường có thái độ phản kháng chính quyền mạnh hơn.
Tại Hà Nội, trong hai năm qua, có vẻ như mối quan hệ giữa nhà thờ và chính quyền đã đi đến rạn vỡ. Bài báo nhận thấy các cuộc tranh chấp tài sản đất đai của nhà thờ bị chính quyền tịch thu đã trở thành một chất xúc tác, đôi khi còn nguyên cớ của những căng thẳng giữa Công giáo và chính quyền. Để dẫn chứng, tác giả bài báo đã nhắc lại hai vụ điển hình các giáo dân Hà Nội đấu tranh đòi lại đất tòa Khâm sứ và vụ tranh chấp đất đai tại giáo xứ Thái Hà ở cách đó không xa. Trong cả hai vụ trên tổng giám mục cũ của Hà Nội là Đức cha Ngô Quang Kiệt đã dám đứng lên thẳng thắn đối mặt với chính quyền.
Tác giả trích dẫn lại lời của một con chiên cho rằng : « Lãnh đạo của đất nước này cứ nghĩ rằng nhà thờ công giáo là tay sai cho các thế lực nước ngoài. Nhưng không đúng, lý dó chính đó là chính quyền cộng sản sợ nhà thờ là vì họ có tổ chức tốt».
Dù lý do thế nào thì, cuộc khủng hoảng giữa giáo hội Công giáo và chính quyền đã lên đến đỉnh điểm, cần phải có một lối thoát. Đầu tháng 5 Vatican bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Nhơn, từ giáo phận Đà Lạt về làm Tổng giám mục phó của Hà Nội, và đến ngày 13 tháng 5 cha Nguyễn Văn Nhơn chính thức trở thành tổng giám mục Hà Nội.
Liệu việc thay tổng giám mục này có dàn xếp được sự căng thẳng giữa công giáo với chính quyền hay không ? Cha Nguyễn Văn Khải của giáo xứ Thái Hà cho rằng là không, vì « nếu người ta thỏa hiệp với cộng sản để nhận một mẩu bánh thì họ sẽ càng áp bức chúng tôi hơn ». Cha Khải còn qủa quyết rằng « Tòa thánh La Mã bổ nhiệm tổng giám mục mới là do sức ép của chính phủ ».
Người công giáo không hiểu có phải Roma đang muốn đối thọai với chính phủ Việt Nam muốn giải quyết căng thẳng và tình hình đang trở nên rối tung hay không.
Để kết luận bài báo viết : Lúc này ở Hà Nội các giáo dân công giáo chỉ còn kỳ vọng vào thái độ của vị chủ chăn mới của họ là tân tổng giám mục.
 Khi Trung Quốc sạt nghiệp….
Một bài viết khác trên báo Le Monde có hàng tựa chắc hẳn sẽ thu hút độc giả ngay đó là: Khi Trung Quốc sạt nghiệp….
Theo Le Monde thì mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang tiềm ẩn một thực tế có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào đó là việc chính quyền địa phương vay nợ để đầu tư vô độ vào những dự án khổng lồ.
Bài báo đưa độc giả về với khu vực Jiangqiao, một thị trấn cách thành phố Thượng Hải hơn chục km. Tại đây người ta đang chuẩn bị xây dựng một khu với tên gọi « Thị trấn thương mại tây Thượng Hải ». Một dự án đô thị hóa với những công trình tổ hợp khổng lồ của chính quyền địa phương. Nhưng tất cả đều phải vay nợ của nhà nước.
Le Monde trích dẫn lại báo South China Moning Post tại Hồng Kông cho hay ở Trung Quốc có chuyện là các chính quyền địa phương đi vay nợ để bảo đảm duy trì mức tăng trưởng của vùng mình ở hai con số. Hệ thống Trung Quốc vận hành theo cơ chế thưởng cho tăng trưởng vì thế mà các địa phương cạnh tranh nhau để hệ thống cơ sở hạ tầng thật tốt nhằm thu hút các nhà đầu tư. Một hình thức bán đất, theo một chuyên gia kinh tế tại Thượng Hải thì có những địa phưong 50% ngân sách bắt nguồn từ việc bán đất. Và người ta làm mọi cách để đẩy giá đất lên cao. Để có cơ sở hạ tần thì phải đi vay và nhà nước đã phải gia tay cứu vớt một số địa phương nợ nần chồng chất không có khả năng thanh tóan. Theo các nhà phân tích thì dù Trung Quốc vẫn có đủ nguồn dự trữ và đặc biệt họ tự quy định luật chơi của mình nhưng dù gì đây vẫn mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những con số tăng trưởng nhanh của Trung Quốc.
(lược bỏ......)
-----------------------------
[1]. Dương Hà Hiếu đặt lại tiêu đề cho phù hợp, nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Hệ thống các đảo trong hai quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và Hoàng Sa (Paracel Islands) là của Việt Nam

Hiện nay, khu vực biển Đông trong đó có hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa (tên quốc tế là: Paracel Islands) và Trường Sa (tên quốc tế là: Spratly Islands) ngày càng trở nên nóng bỏng. Đặc biệt, sự xâm lấn ráo riết, nham hiểm của Trung Quốc và Đài Loan đối với hai quần đảo này của Việt Nam đã làm cho tình hình ngày càng trở nên phức tạp. Đứng trước bối cảnh đó, Việt Nam cần phải nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để đối phó với những âm mưu thâm độc của kẻ thù, vừa phải nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, không phận cho nhân dân. Việt Nam cần phải chủ động và mau chóng chuẩn bị mọi cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo cá nhân tôi, Việt Nam cần phải thực hiện gấp những công việc trước mắt sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân, đặc biệt là đoàn viên thanh niên về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và không phận, trong đó cần phải nêu bật những vấn đề liên quan về an ninh quốc phòng ở khu vực biển Đông;

2.  Việt Nam cần phải huy động lực lượng đông đảo các học giả trong và ngoài nước đẩy mạnh công tác sưu tầm nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam và các nước liên quan về vấn đề biển Đông, trong đó đặc biệt là vấn đề chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa;

3. Việt Nam phải nhanh chóng đưa vấn đề chủ quyền biển đảo vào các chương trình đào tạo các cấp, viết sách giáo khoa có những nội dung về chủ quyền biển đảo...;

4. Thúc đẩy hợp tác với nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả tiềm tăng kinh tế biển đảo, bình tĩnh và tỉnh táo giải quyết các vấn đề tranh cãi về chủ quyền biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa;

5. Đẩy mạnh đầu tư cho nghề biển, xây dựng hệ thống tàu đánh bắt cá xa bờ trang bị hiện đại nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế biển, góp phần vào công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lãnh hải và bảo vệ an toàn cho các đội tàu đánh bắt xa bờ;

6. Xây dựng lộ trình hiện đại hoá lực lượng hải quân nhằm phục vụ công tác bảo vệ toàn vẹn an ninh lãnh hải lãnh thổ trong tương lai gần....

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ luôn là vấn đề phức tạp khó khăn của lịch sử không thể nóng vội giải quyết trong một sớm một chiều. Chính phủ và mọi tầng lớp Việt Nam cần phải thể hiện rõ bản lĩnh trước sự xâm phạm ngày càng trắng trợ của kẻ thù để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia - dân tộc mình. Để làm được điều này, người Việt Nam không chỉ cần có tinh thần yêu nước mà còn cần có một cơ sở nền tảng vật chất hùng mạnh....
Dương Hà Hiếu

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

Đảng trong trái tim tôi (Vietnam Communist Party in my mind)

Ngày 3/2/2010 là ngày kỉ niệm Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi. Đây là sự kiện lớn và quan trọng đầu tiên của đất nước trong năm 2010. Nhân dịp này, các đảng viên thuộc Đảng bộ Trường ĐHKHXH&NV đã chia sẻ những kỉ niệm của bản thân về những ngày đầu được đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng như đóng góp ý kiến cho công tác xây dựng Đảng.

* PGS. Lê Mậu Hãn: Chặng đường 80 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định những giá trị đúng đắn trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Tôi còn nhớ vào dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng, Bác Hồ đã nói: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Cụ nói cô đọng nhưng rất sâu sắc. Và những người nghiên cứu về sử cho đến tận bây giờ, càng ngày càng nhận thấy giá trị đúc kết, giá trị tổng kết hết sức đúng đắn của câu nói đó. Có thể thấy rằng sự ra đời, trưởng thành, lớn mạnh cùng những thành công mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được trong suốt con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước gắn liền với vai trò to lớn của nhà cách mạng tiên phong của dân tộc là Bác Hồ. Những tư tưởng của Bác đã đi cùng Đảng ta trong suốt những ngày đầu thành lập Đảng và đến nay vẫn tiếp tục song hành cùng Đảng, cùng dân tộc trong chặng đường phát triển mới và vẫn còn nguyên giá trị.
PGS. Lê Mậu Hãn - đảng viên 50 tuổi Đảng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. (Ảnh: NA)PGS. Lê Mậu Hãn - đảng viên 50 tuổi Đảng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. (Ảnh: NA)
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành, người thanh niên cấp tiến đã dấn thân ra đi để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người thanh niên ấy ra đi chỉ với hành trang là người con của một dân tộc Việt Nam, một quốc gia dân tộc hình thành sớm trong lịch sử, một dân tộc sớm có ý thức cố kết đùm bọc nhau, có ý thức sâu sắc về cương vực mình ở, về chủ quyền đất nước và chiến đấu với ý chí để bảo vệ cuộc sống của mình. Đó cũng chính là sức mạnh, là động lực, là mục tiêu của cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Bác Hồ đã nhận định: thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của ý chí, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc ta. Những sức mạnh ấy, giá trị tinh thần to lớn ấy của dân tộc đã được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu giá trị văn minh phương Đông và phương Tây, qua nghiên cứu đường lối, bài học kinh nghiệm của các cuộc cách mạng lớn trên thế giới từ thế kỉ 17. Cuối cùng, Nguyễn Tất Thành đã vô cùng vui mừng khi bắt gặp tư tưởng của chủ nghĩa Mác, của cách mạng tháng Mười. Nhiều giá trị của chủ nghĩa Mác tuy chưa thành hiện thực nhưng phải thấy rằng mục tiêu của chủ nghĩa Mác là xây dựng xã hội không có giai cấp áp bức, một xã hội mà quyền tự do của con người được bảo đảm, đó là mục tiêu cao đẹp. Khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác và học tập Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh đã không giáo điều mà vô cùng sáng tạo để có thể vận dụng khéo léo vào tình hình thực tiến của cách mạng Việt Nam. Có thể nói rằng các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh có tính toàn diện, mang tầm vóc của một học thuyết, đó là học thuyết về cách mạng, về giải phóng để đi đến độc lập tự do.

* PGS. Nguyễn Văn Hàm: Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một niềm vinh dự và tự hào

Khi tôi trở thành sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp, tôi và nhiều bạn bè đã có ý thức phấn đấu để trở thành Đảng viên. Đó cũng chính là ý thức phấn đấu của cả một thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Nguyện vọng đó đã được Chi bộ hết sức ủng hộ. Sau những cố gắng, nỗ lực của bản thân, khi là sinh viên năm thứ 4 của Khoa Lịch sử, tôi đã được chi bộ xét kết nạp vào Đảng. Tôi vẫn còn nhớ ngày đó là ngày 05/6/1967.
PGS. Nguyễn Văn Hàm - đảng viên chi bộ Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. (Ảnh: NA)PGS. Nguyễn Văn Hàm - đảng viên chi bộ Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. (Ảnh: NA)
Ngày được kết nạp Đảng của tôi gắn với một kỉ niệm rất sâu sắc. Lúc đó tôi và 2 đồng chí nữa là sinh viên năm thứ 4 được biệt phái sang Cục Lưu trữ phủ Thủ tướng, sơ tán tại ATK Tuyên Quang để nghiên cứu, viết khoá luận tốt nghiệp. Từ ATK về Đại Từ, Thái Nguyên là nơi sơ tán của trường lúc ấy, chúng tôi đã phải đi xe đạp vượt qua đèo Khế với độ dài cả chục cây số. Khi lên đèo thì vất vả nhưng an toàn, khi xuống không mất nhiều sức nhưng rất nguy hiểm. Hai người chúng tôi đã có sáng kiến là kiếm một cành cây lớn để buộc vào sau xe đạp để giúp giảm tốc độ, rồi nhả phanh từ từ mà xuống đèo. Đến khi xuống đèo thì không còn nhận ra mình nữa vì khắp người toàn bụi bám. Lúc chúng tôi về đến trường thì mọi người mừng lắm. Ngay sáng hôm sau, lễ kết nạp Đảng cho tôi đã được tổ chức trong một lớp học nửa chìm nửa nổi trong lòng đất để tránh bom của địch.
Lễ kết nạp diễn ra trang trọng, thiêng liêng nhưng cũng hết sức giản dị. Chúng tôi phân công nhau treo ảnh Các Mác, Lê-nin, ảnh Bác Hồ, treo cờ Đảng, tự tay cắt dòng chữ “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm” bằng giấy vở học sinh dán lên tường. Lễ kết nạp hôm ấy cùng với kỉ niệm phải đổ dốc đèo Khế rất vất cả về trường cho kịp buổi lễ đã trở thành một ấn tượng không bao giờ quên đối với tôi. Và còn may mắn hơn nữa khi tôi được giữ lại và tr thành một trong những người đầu tiên xây dựng ngành Lưu trữ học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiếp tục gắn bó cuộc đời mình với nơi đã tôi đã trưởng thành.
Trong cả cuộc đời mình, được đứng trong hàng ngũ của Đảng và giờ đã có trên 40 năm tuổi Đảng thực sự là một niềm vinh dự và tự hào của tôi.
Sau khi kết nạp Đảng, nguyện vọng của tôi là làm sao phát huy được tính tiền phong gương mẫu của người Đảng viên. Làm việc hết mình vì tập thể, hoàn thành bất kì công việc nào được giao, chân thành góp ý, giúp đỡ đồng nghiệp..., đó là tâm niệm của tôi với tư cách là một đảng viên. Tôi nghĩ rằng Đảng có tạo được lòng tin trong dân, có tạo được sức mạnh của mình thì phải dựa vào những người đảng viên chân chính. Do đó, công tác phát triển Đảng trong cán bộ trẻ và sinh viên phải là một trong những trọng tâm công tác của Đảng bộ trường ta, qua đó không chỉ động viên, giúp đỡ các bạn trẻ rèn luyện mình mà còn góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng. Đối với các thầy cô giáo, các đảng viên trong trường ta, xuất phát từ đặc thù của trường, tôi cho rằng cách giáo dục truyền thống tốt nhất cho sinh viên là phải thông qua các bài giảng đậm chất trí tuệ và nhân văn, thông qua chính tâm gương đạo đức của các thầy cô giáo.

* PGS.TS Lâm Bá Nam: Phải nâng cao tầm trí tuệ của Đảng

Năm nay là năm có nhiều sự kiện lớn của đất nước, trong đó một trong những sự kiện lớn đầu tiên là kỉ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - sự kiện mở đầu một mùa xuân mới của đất nước, trong của một thập kỉ mới của thế kỉ 21. Chặng đường 80 năm của một đảng chưa hẳn là quá dài, nhưng là một điều đặc biệt đối với một một đảng đã trải qua 80 năm phát triển gắn liền với tiến trình lịch sử của cả một dân tộc và của cách mạng Việt Nam kéo dài từ thế kỉ 20 sang thế kỉ 21. Đây là đảng cầm quyền, là Đảng Cộng sản, tổ chức đóng vai trò tiên quyết, quan trọng nhất xuyên suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
PGS.TS Lâm Bá Nam - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử, nguyên Phó BT Đảng uỷ nhà trường. (Ảnh: NA)PGS.TS Lâm Bá Nam - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử, nguyên Phó BT Đảng uỷ nhà trường. (Ảnh: NA)
Cách đây 50 năm, vào dịp kỉ niệm 30 năm Đảng Lao động Việt Nam, Bác Hồ đã nói: “Đảng ta thật vĩ đại!”. Vào năm 1945, với 15 năm tuổi và chỉ với trên 5000 đảng viên, Đảng phát động quần chúng làm nên thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng 8. Nhiều thế hệ các chiến sĩ cách mạng, đảng viên của Đảng đã đổ máu và hi sinh vì sự nghiệp to lớn này. Từ đó cho đến nay, trải qua 80 năm, Đảng ta đã lớn mạnh không ngừng, lực lượng cũng ngày càng hùng hậu. Ngày càng có nhiều cán bộ trẻ, nhiều nhà khoa học, trí thức phấn đấu và gia nhập hàng ngũ của Đảng.
Đối với cá nhân tôi, một người đã có trên 30 năm tuổi Đảng, thì toàn bộ tuổi thanh xuân của tôi là là đứng trong hàng ngũ của Đảng. Lúc bấy giờ, vào Đảng là một sự kiện quan trọng và thiêng liêng đối với thanh niên bấy giờ. Chúng tôi vào Đảng chỉ với một mục đích là được đứng trong hàng ngũ của những người ưu tú, được chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của dân tộc. Khi tôi vào Đảng vào năm 1978, bố tôi là chính uỷ một trung đoàn, đã rất vui mừng khi biết tôi khi đó là một người lính đã phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Ông viết thư chúc mừng tôi. Trở thành Đảng viên là một điều thiêng liêng, nhưng tôi luôn tâm niệm rằng giữ danh hiệu ấy, sống xứng đáng với danh hiệu ấy như thế nào trong suốt cuộc đời mình còn quan trọng hơn rất nhiều. Cho nên đối với tôi, dù đã là đảng viên hơn 30 năm nhưng tôi luôn nghĩ khoảng thời gian đó mới chỉ là một phần trong cả sự nghiệp, cả cuộc đời mình. Còn một phần quan trọng nữa, tính từ thời điểm hiện tại cho đến khi rời bỏ cõi đời này, mình phải luôn phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu cao quý - danh hiệu là một người đảng viên.
Tôi nghĩ, trong chặng đường phát triển sắp tới của mình, có hai vấn đề lớn mà Đảng cần quan tâm: Một là phải làm cho Đảng ta thật trong sạch. Đảng mà không trong sạch thì sẽ làm mất niềm tin đối với dân và làm mất đi sức mạnh của mình.
Hai là Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ của mình. Trí tuệ của Đảng có tầm quyết định đường hướng phát triển của cả một dân tộc với tư cách là đảng cầm quyền. Bài học thực tiễn 80 năm của đảng ta cho thấy: mối quan hệ máu thịt của Đảng và dân là nhân tố quan trọng nhất làm nên thắng lợi của cách mạng. Nếu Đảng làm dân tin thì tư tưởng của Đảng mới đi vào đời sống người dân. Đảng thuộc về dân tộc, thuộc về nhân dân nhưng không đứng trên dân tộc, đứng trên nhân dân. Nếu dân không coi tổ chức Đảng là của mình thì sức mạnh của Đảng không còn. Và trí tuệ của Đảng chỉ được nhân lên khi Đảng biết sử dụng trí tuệ của cả dân tộc để tạo thành trí tuệ lớn.

* PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế: Chúng tôi đã đến với Đảng bằng một tình yêu trong sáng

Nếu Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi thì tôi có vinh dự được là đảng viên trong 30 năm. Nói một cách khác, danh hiệu Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi và có lẽ là phần tinh hoa nhất của cả một thế hệ chúng tôi. Và nói đến điều đó, chúng tôi có thể khóc được, có thể vui và có thể kiêu hãnh được. Những năm tháng là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sau đó là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những năm tháng tuổi trẻ đẹp nhất của tôi.
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử. (Ảnh: NA)PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế - đảng viên chi bộ Khoa Lịch sử. (Ảnh: NA)
Còn nhớ ngày ấy ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, với thế hệ chúng tôi như là Nguyễn Hải Kế, Lê Chí Quế, Nguyễn Quang Ngọc, Lê Kim Bôi, Hoàng Văn Nhung,... được trở thành đảng viên là niềm tự hào, sự xúc động sâu sắc và lòng tự tin về sự trưởng thành của bản thân gắn liền với chế độ. Cái kiêu hãnh đó khó tả lắm, bởi vậy khi nhắc về nó ta như trở về với một điều rất linh thiêng. Đối với thế hệ sinh ra, lớn lên, được thừa hưởng chế độ từ những năm 1954 trở lại thì khát vọng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản là một điều thiêng liêng và trong sáng cực kì.
Tôi tự hào rằng những năm tháng ấy trao truyền cho thế hệ chúng tôi một sức mạnh, mà thời đại ngày nay gọi là sức mạnh “mềm”. Trong điều kiện bình thường, sức mạnh ấy nó có thể ẩn tàng như không có nhưng mỗi khi có trở lực phía trước, sức mạnh mềm đó lại góp phần nhân lên và thúc đẩy chúng tôi vượt qua những khó khăn tưởng như không thể vượt qua nổi. Tôi tự hào là thế hệ chúng tôi đã thừa kế xứng đáng lớp những đảng viên cộng sản chân chính của thế hệ trước. Không viển vông, không lãng mạn, cũng không duy tâm vì tôi biết là trong phẩm chất nghìn năm của dân tộc Việt Nam, dân tộc đã “đẻ” ra Đảng Cộng sản Việt Nam, tinh hoa của dân tộc đã “đẻ” ra những người đảng viên chân chính, trở thành Bộ tham mưu với tầm nhìn xuyên qua những trở ngại nhất thời của dân tộc trên bước đường sinh tồn, trên chặng đường dài khó khăn của một quốc gia, một dân tộc vốn gặp rất nhiều phong ba bão táp trong hành trình phát triển. Chúng tôi đã sống và bước đi với niềm tin tưởng ấy mà không kèm theo chút tự kiêu hay thoả mãn nào. Dù lúc bấy giờ, chúng tôi có thể chưa hiểu mấy về chặng đường đấu tranh dài gay go của thời kì quá độ, từ một xã hội tiểu nông, nghèo đói, lạc hậu để đi đến một xã hội văn minh, hiện đại, bình đẳng, tự do, bác ái.
Cội nguồn xuất phát điểm, động lực cho mọi phấn đấu chỉ là một niềm tin trong sáng cực kì. Rõ ràng phải cảm ơn điều đó chứ!
Chúng tôi còn may mắn ở lại miền Bắc, nhưng nhiều lớp bạn bè thế hệ sau năm 54, đi vào chiến trường, dấn thân vào cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đã vĩnh viễn nằm lại. Những thế hệ ấy trong sáng lắm. Đi tới một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh là cả một con đường dài vạn dặm, lắm chông gai. Đây đó những lúc này lúc khác trong cuộc đời, có những lúc buồn, thất vọng thì chúng tôi lại biết cách vượt qua bằng niềm tin ban đầu mãnh liệt ấy. Đó là vài tâm sự và suy nghĩ của tôi nhân dịp Đảng tròn 80 tuổi và tôi cũng tròn 30 năm tuổi Đảng.
Với tư cách là một đảng viên, là một công dân và là một nhà khoa học thì khát vọng lớn nhất của thế hệ chúng tôi là không ngừng tìm tòi, khám phá để tìm ra chân lí khách quan của khoa học, của đời sống. Với tư cách là đảng viên của một đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo thì chúng ta phải hiểu rằng: bằng khoa học và với trách nhiệm trước đời sống xã hội thì các nhà khoa học xã hội và nhân văn phải luôn suy tư, khám phá để phát hiện ra những vấn đề lớn của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam, nhất là trong thời kì đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá này.
Tổng kết lịch sử của khoa học xã hội, đời sống văn hoá xã hội của đất nước là cực kì quan trọng và là tiền đề để tìm ra những hướng vận động sắp tới. Các nhà khoa học xã hội Việt Nam, trong đó có cá nhân tôi phải tìm thấy ở đấy những sức mạnh vừa có tính nhân loại, vừa có tính đặc thù của Việt Nam được kết tinh và lắng lại trong hàng nghìn năm qua, để trả lời câu hỏi: ngày hôm nay, trong quá trình hội nhập thì khoa học xã hội Việt Nam, xã hội Việt Nam, con người Việt Nam có lợi thế gì trong quá trình hội nhập? Hội nhập không phải để giống người khác, mà để ngang bằng với nhân loại nhưng vẫn duy trì, thừa kế được những cái gì là của con người Việt Nam, có thể gợi mở được sức mạnh của bản thân, cái tinh tuý của người Việt Nam để góp phần vào cái phong phú chung của nhân loại. Đấy là trách nhiệm của các nhà khoa học xã hội, trong đó có vai trò của người đảng viên vì đảng viên và tổ chức đảng thực chất là bộ tham mưu chiến đấu được xã hội thừa nhận trong 80 năm qua. Sự thừa nhận đó được chứng minh bằng quá trình đấu tranh thắng lợi để giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội công bằng, văn minh và hội nhập với thế giới. Nhiệm vụ đó gian khổ cực kì, thách thức cực kì nhưng cũng vô cùng vẻ vang. Chính vì thế mà con đường phấn đấu rèn luyện, nói theo đạo là “tu”, là một quá trình rèn luyện gian khổ không chỉ của cá nhân mà của cả tổ chức Đảng, với sự ủng hộ và kiểm định của toàn bộ xã hội.
Thanh Hà (thực hiện)
Nguồn sưu tầm từ: http://www.vnu.edu.vn

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2010

GS. Nguyễn Lân - một thầy giáo toàn tâm - tài - đức

VINH QUANG NGHỀ LÀM THẦY

Cha tôi - NGND Nguyễn Lân - sinh ra từ một làng quê nghèo. Trong cuốn Hồi ký (xuất bản năm 1998) cha tôi kể rằng: “Nhà rất nghèo lại không có ruộng đất gì trong một miền bạc điền, thường xuyên bị hạn hán, bố mẹ mất sớm, bốn anh em nheo nhóc, bố tôi đành phải bỏ làng ra đi tha phương cầu thực”...
Cha tôi may mắn được một người anh họ, vì nhận thấy tư chất cậu bé Lân thông minh và hiếu học, nên dù chỉ là thư ký ở Sở Xi măng, nhưng ông đã cố gắng đỡ đầu và đưa ra Hải Phòng nuôi cho ăn học. Đó là cơ hội quí giá giúp cha tôi vươn lên trong con đường học vấn. Về sau khi thi vào trường Bưởi, nhờ học giỏi, cha tôi đã nhận được học bổng toàn phần. Năm 1925 khi mới 19 tuổi và đang còn là học sinh trung học, cha chúng tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Cậu bé nhà quê.
Đó là một phần tự truyện về thời thơ ấu của cha tôi. Nhà văn Nguyễn Khải đánh giá: Cha tôi là một trong những người đầu tiên viết tiểu thuyết ở Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết này về sau được dịch sang tiếng Pháp và đến năm 1934 được xác định dùng làm sách giáo khoa cho học sinh. Cha tôi tốt nghiệp thủ khoa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương năm 1932. Từ đó cha tôi gắn bó suốt đời với sự nghiệp trồng người và sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
“Cậu bé nhà quê” thời đó về sau đã trở thành một nhà giáo nổi tiếng có công đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh, trở thành một nhà quản lý giáo dục trong nhiều năm, trở thành một nhà nghiên cứu với 42 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có nhiều cuốn Từ điển (viết riêng hoặc viết chung) mà xã hội có nhu cầu tái bản nhiều lần, trở thành một nhà hoạt động xã hội góp phần quan trọng trong sự nghiệp vận động trí thức trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Chúng tôi còn nhớ rõ trong thời gian kháng chiến chống Pháp cha tôi làm nhiệm vụ quản lý giáo dục ở Liên khu X và sau đó là ở Liên khu Việt Bắc. Với số lương tính bằng thóc hết sức ít ỏi cha tôi chi có thể trích một phần rất nhỏ để tự mình rong ruổi bằng xe đạp đến khắp các tỉnh trên Việt Bắc nhằm chỉ đạo việc phát triển giáo dục trung tiểu học. Cha tôi còn tự viết sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam cho các cấp học, tự biên soạn Từ điển Muốn đúng chính tả để dùng cho thày trò các trường, tự soạn lấy đề thi trên cơ sở các đề do các trường gửi về rồi tự tay đánh máy và niêm phong các đề thi này...
Có thể nói trong khói lửa chiến tranh và vượt qua muôn ngàn khó khăn cha tôi đã dốc hết tâm lực xây dựng ngành giáo dục phổ thông trong địa bàn rộng lớn được giao phó và đã đạt kết quả rất tốt. Niềm vinh dự to lớn mà cha tôi được tiếp nhận đó là thư khen của Bác Hồ với lời khen về Một Giám đốc có tài cùng với một bộ quần áo lụa màu nâu gụ bên trong có thêu  dòng chữ Chúng cháu kính dâng Bác Hồ. Những phần thưởng cao quý này cha tôi đã trao tặng lại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước khi nghỉ hưu.

Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân 1906-2003
Cho đến gần cuối đời cha tôi luôn rất khoẻ mạnh nhờ nghiêm túc và điều độ trong sinh hoạt, không hề uống rượu, hút thuốc, tự nghĩ cho mình một bài tập thể dục và không sáng nào không thực hiện bài tập ấy, sau đó tắm nước lạnh, kể cả những tháng lạnh giá nhất của mùa đông.
Cách đây 13 năm, trước nỗi đau mất mẹ tôi và chị Tề Chỉnh  , chúng tôi tưởng chừng cha không thể gượng dậy được. May mắn thay, cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, một công trình mà cha tôi đã nung nấu từ lâu đã giữ được cụ ở lại với đàn con. Tình yêu và nghị lực đã giúp cụ hoàn thành cuốn Từ điển dày dặn này. Sau nhiều năm một mình âm thầm chuẩn bị, cha tôi bắt đầu đặt bút viết vào tuổi 90 để 5 năm sau, ở tuổi 95, cụ đã hoàn thành bộ Từ điển đồ sộ với 2.200 trang in, gần đây lại đã được tái bản với số lượng lớn, không chỉ chúng tôi mà nhiều người cũng nhận thấy luôn luôn cần phải cuốn từ điển ấy bên mình. Năm ấy chúng tôi xin phép được làm Lễ mừng thọ cha 95 tuổi nhưng cụ hẹn rằng hãy đợi đến khi  tròn 100 tuổi.
Chúng tôi vẫn tin rằng cụ dư sức vượt qua ngưỡng tuổi 100. Bởi vì cho đến cách khi mất trên một năm cụ vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Hơn nửa thế kỷ liền cụ đã tạo riêng cho mình và thực hiện đều đặn một bài tập kéo dài 2 giờ mỗi buổi sáng để tự rèn luyện thể lực và trí lực. Không có sự rèn luyện khoa học và kiên trì như vậy thì làm sao một “cậu bé nhà quê”, là con của một bà mẹ nghèo, vốn sinh ra rất yếu ớt lại có thể sống khoẻ mạnh, không có bệnh tật gì cho đến gần 100 tuổi. Cụ vẫn thường vui vẻ nói: “Tôi có hai điều hạnh phúc lớn. Một là, các con đều ngoan và có ích cho xã hội; Hai là, cho đến nay tôi vẫn không có bệnh tật gì”.
Nhưng bệnh ung thư tai ác nào có từ ai! Cụ đã phải vĩnh viễn xa lìa gia đình, các bạn bè và biết bao học trò yêu quý. Mặc dầu đã được tập thể các GS, BS, và nhân viên y tế của hai Bệnh viện Việt - Đức và Bạch Mai hết lòng chăm sóc, cứu chữa nhưng sự nghiệt ngã của căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi sinh mệnh của cha chúng tôi.
Vào lúc 13 giờ 43 phút ngày 7 tháng 8 năm 2003 (tức ngày 10 tháng Bảy năm Quý Mùi) cha chúng tôi đã ra đi thanh thản và nhẹ nhàng, nhưng để lại một khoảng trống quá lớn trong lòng mỗi chúng tôi, một khoảng trống không gì có thể bù đắp nổi.

Sau hôm cha tôi từ trần chúng tôi đã nhận được sự quan tâm thăm hỏi và động viên quý báu của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, của biết bao học trò cũ của cụ, của họ hàng, các thông gia và của cả rất đông đảo bạn bè. Sự có mặt của hàng nghìn người đến đưa tiễn cha tôi hôm tang lễ không chỉ là sự chia sẻ với chúng tôi nỗi đau to lớn này mà còn chứng tỏ mọi người vô cùng tiếc thương một con người đức độ, trung thực, đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp Trồng người và có những công hiến đáng kể cho khoa học, văn học và hoạt động xã hội.
Cha tôi sẽ mãi mãi yên nghỉ ngay cạnh mẹ của chúng tôi, người mà cha tôi suốt đời hết mực thủy chung, suốt đời yêu thương, suốt đời chia sẻ ngọt bùi, người đã chung sức cùng cha tôi động viên, giáo dục cả một đàn con cháu đông đúc. Căn buồng nhỏ của cụ ở Khu tập thể Kim Liên với một chiếc giường đơn, một tủ sách, một bàn viết nhỏ mà trên đó cụ đã từng viết 18 tác phẩm và những bộ Từ điển đồ sộ từ hai năm nay đã vắng bóng cha tôi
Nhưng cha tôi vẫn còn sống mãi trong tâm trí chúng tôi và biết bao thế hệ học trò, đồng nghiệp cùng đông đảo độc giả. Chúng tôi vô cùng tự hào về cái gia tài tinh thần mà cụ đã để lại cho muôn đời con cháu. Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta.
Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Cha tôi luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng cụ lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lừa lọc, vô đạo đức. Cụ căm ghét sự lợi dụng chức quyền, làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới.
Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh, phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác. Tất cả vốn tài sản quý giá này của cha tôi sẽ là truyền thống tốt đẹp của gia đình . Các thế hệ chúng tôi sẽ xin ghi lòng tạc dạ và nhắc nhở nhau luôn luôn soi vào tấm gương của cha để học tập, rèn luyện, phấn đấu và hết lòng phục vụ nhân dân trên mỗi cương vị công tác của mình.
GS. TS. Nguyễn Lân Dũng

 VĨNH BIỆT NHÀ GIÁO NHÂN DÂN NGUYỄN LÂN
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân (sinh năm 1905) đã ra đi vào hồi 13h ngày 7/8/2003, thọ 99 tuổi. Ngày nay nhiều người biết đến Giáo sư Nguyễn Lân là người soạn tự điển. Nhiều thế hệ đứng tuổi thì biết đến Giáo sư là nhà giáo dạy học từ thời Quốc học ở Huế đến thời Truyền bá Quốc ngữ miền Trung trước Cách mạng Tháng Tám 1945; rồi từ Khu học xá bên Trung Quốc đến Đại học Sư phạm Hà Nội. VietNamNet xin đăng bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc về giáo sư.
Tôi không được học thầy Nguyễn Lân giờ nào trên ghế nhà trường; sách Tự điển Tiếng Việt thầy tặng thi thoảng lắm mới phải dùng đến; nhưng tôi luôn coi Giáo sư Nguyễn Lân là thầy và hơn thế nữa lại là một đồng nghiệp nay đã có thể gọi là bậc tiền bối. Bởi lẽ ít ai biết rằng Giáo sư Nguyễn Lân đã từng viết truyện vào cuối thời Tự lực Văn đoàn, rồi lại viết sách về lịch sử. Đó là hai cuốn "Lịch sử đính hoa" và "Những trang sử vẻ vang". Tôi biết đến hai cuốn sách này nhờ sự mách bảo của thứ nam Giáo sư Đào Duy Anh mà hai vị giáo sư này đã từng quen biết và cộng sự với nhau vào những năm tháng ở Huế, trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ cũng như sau này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Chiến khu Việt Bắc trong những ý tưởng xây dựng nền sử học cách mạng.
Giáo sư Nguyễn Lân quê gốc Hưng Yên, con nhà nghèo nhưng học giỏi, suốt cuộc đời Nguyễn Lân dành cho sự nghiệp trồng người, đào tạo bao thế hệ học sinh. Có thời kỳ ông còn phụ trách Báo "Tổ Quốc", Cơ quan Trung ương của Đảng xã hội Việt Nam cho đến ngày tự giải thể. Ông được coi là một trong những tác gia biên soạn từ điển lớn nhất của nước ta. Ngoài các tác phẩm về tâm lý giáo dục, với bút danh Từ Ngọc, Nguyễn Lân còn viết nhiều tác phẩm văn học và sử học.
Tài liệu do gia đình cố Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục kể lại rằng: Ngày 2.3.1949 một hội nghị của ngành giáo dục được triệu tập giữa những ngày kháng chiến gian khổ đề xuất ý tưởng thành lập "Viện Sử học" để có một "trung tâm sửa soạn một bộ sử, sưu tầm tài liệu nghiên cứu lịch sử, khuyến khích những người yêu sử học". Chính tại Phú Thọ, đất Tổ của các vua Hùng, Hội đồng sử học đã họp kỳ đầu tiên trong đó có nhiều tên tuổi như Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai, Hoàng Đạo Thuý, Trần Văn Khang, Lê Dư, Bùi Kỷ... và có cả Nguyễn Lân sau này lại trở thành thông gia với vị Chủ tịch Hội đồng là Nguyễn Văn Huyên.
Hoạt động của tổ chức sử học này về sau còn thu hút nhiều tên tuổi khác trong giới hoạt động văn hoá như Phan Khôi, Hoài Thanh, Trần Văn Giáp...
Tôi biết đến Giáo sư Nguyễn Lân từ lâu, một phần còn vì tôi quen biết với vài người con của thầy, nhưng thực sự được gần gụi với thầy là dịp Hội Sử học tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày mất của Ưng Hoè Nguyễn Văn Tố (1947 - 1997); rồi năm sau đó tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938 - 1998). Cụ Tố là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ còn Giáo sư Nguyễn Lân là một trong những người chủ chốt của hội ở miền Trung.
Nhờ dịp đó mà tôi được gần thầy Nguyễn Lân và cũng nhờ vậy mà thầy nói với tôi về duyên nghiệp với sử học. Với thầy, lịch sử của dân tộc không những vẻ vang mà thực sự phải giống như một tấm vóc đính hoa để muôn đời phải quý trọng.
Tôi có hỏi kỷ niệm làm xúc động nhất trong cuộc đời làm thầy thì Giáo sư Nguyễn Lân kể lại rằng: "Đó là lần về Huế thăm lại ngôi nhà cũ ở dốc Nam Giao, gặp một bà già trông thấy tôi liền hỏi: "Có phải cụ là người dạy quốc ngữ cho tôi ở chùa Từ Đàm không?". Câu hỏi ấy khiến Giáo sư "sung sướng xiết kể", khi nhắc lại còn nói với tôi rằng: Lịch sử không chỉ là trí nhớ mà còn là đạo nghĩa!
Năm cuối của thế kỷ trước, có một việc làm mà ít ai biết. Đó là việc một số người nặng lòng với nước muốn làm việc nghĩa, tổ chức tại đàn Nam Giao ở Huế một lễ tế trời đất và những sinh linh đã chết trong những năm tháng chiến tranh và thiên tai khốc liệt. Dự lễ tế này còn có nhiều người được coi là có năng lực ngoại cảm, một số nhân sĩ trí thức mà tôi cũng được mời đến. Chủ tế hôm đó là ba vị lão thành: Một vị là tín đồ Thiên Chúa Giáo đến từ TP.HCM, một vị là trưởng tộc Tôn thất ở Huế và cao nhiên nhất là Giáo sư Nguyễn Lân từ Hà Nội vào.
Buổi lễ vào giữa đêm diễn ra rất trang trọng và thành tâm. Sau buổi lễ, tôi hỏi Giáo sư Nguyễn Lân: Thầy có tin hay không? Thì được trả lời rằng: Một nhà khoa học, có thể không tin vào thần thánh, nhưng phải biết tin vào chính mình khi hướng về điều thiện... Cũng chính vì thế mà ấn tượng về một người thầy ở Giáo sư Nguyễn Lân càng sâu sắc trong tôi.
Giáo sư Nguyễn Lân ra đi khi đã sắp chạm vào cái ngưỡng trăm tuổi theo nghĩa đen của chữ. Cứ theo quan niệm của người xưa thì người sống như thế đã hơn cả đại thọ và người ấy khi chết là được rước sang cõi bên kia (trẻ làm ma, già làm rước). Hơn thế nữa, Giáo sư Nguyễn Lân vẫn còn để lại cả một "dàn" các giáo sư mang họ Nguyễn Lân cùng các tên Việt - Trung - Dũng - Hùng - Cường... đủ thấy cái lộc cụ gieo cho đời sâu nặng là thế nào.
(Dương Trung Quốc - Lao Động)

Gia đình nhà giáo tiêu biểu: Gia đình GS. Nguyễn Lân - một đại gia đình thầy giáo toàn tâm - tài - đức

Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã công hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Lân sinh năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt.
Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế. Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu: 1. Tuy  làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt. Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào CaiHà Giang. Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư. Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt". Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97.

Giáo sư Nguyễn Lân đã cống hiến trọn tâm và lực suốt đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và truyền tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam. Khi giữ chức vụ giám đốc giáo dục liên khu 10, Ông đã bổ dụng các trưởng ty giáo dục (nay là giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp. Ông tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như tăng gia sản xuất, lấy tiền giúp quỹ thương binh, dạy các lớp bình dân học vụ, thăm hỏi bộ đội. Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý – giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Cũng trong thời kỳ này, ông đã biên soạn nhiều cuốn giáo trình về khoa học giáo dục có giá trị như: Ngữ pháp Việt Nam (1956), Lịch sử giáo dục thế giới (1958), Người thầy giáo XHCN (1960), Giảng dạy trên lớp (1961). Đến khi nghỉ hưu, ông cũng dành trọn thời gian cho việc lưu trữ tiếng Việt thông qua các cuốn từ điển.

Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.
- Người con trai cả là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Nguyễn Thái Bình - Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).
- Người con thứ hai là nữ Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Người con thứ ba là Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Người con thứ tư là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên viên cổ nhân học, Viện khảo cổ học Việt Nam, giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Người con thứ năm là Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, tổng thư kí các hội sinh học Việt Nam, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Người con thứ sáu là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Người con thứ bảy là Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Việt là Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch - Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam. Ông nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.
- Người con út là Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch VFF.

Gia đình GS. Nguyễn Lân: một đại gia đình thầy giáo toàn tâm - tài - đức

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Thư gửi các nhà khoa học trẻ Việt Nam (Pierre Darrinlat)

Sẽ là vô trách nhiệm khi cộng đồng khoa học chờ đợi Chính phủ một mình giải quyết các vấn đề gặp phải trong việc xây dựng một nền đại học Việt Nam chất lượng cao.
*GS Pierre Darriulat từng trong số những nhà khoa học hàng đầu ở trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN, nơi đang có máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới LHC. Với tình yêu Việt Nam, năm 1998, ông về hưu sinh sống tại Hà Nội mang theo một phòng thí nghiệm nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ về tia vũ trụ. Tham gia giảng dạy đại học, ra đề thi Olympic Vật lý quốc tế 2008, và nhiều sinh hoạt học thuật khác, ông đã nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng khoa học Việt Nam. Luôn bức xúc với tình trạng chảy máu chất xám mà bản thân ông đang chứng kiến ngay với những học trò do mình đào tạo ra, trước cơ hội xây dựng những đại học chất lượng quốc tế sắp đến, ông viết bài này đưa ra cách nhìn khách quan về giáo dục đại học Việt Nam và mong mỏi sự chung sức của giới khoa học trẻ để chấn hưng nền đại học nước nhà. Bài do nhà văn Nguyên Ngọc dịch.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều tiếng nói khuyến khích các trường đại học Việt Nam nâng cao chất lượng giảng dạy của mình; xuất phát từ tâm huyết, nó chứng tỏ tình yêu sâu sắc đối với Việt Nam của những người lên tiếng, và niềm tin của họ rằng đất nước không có được trường đại học tương xứng với nó. Điều chủ yếu không phải là lên án các khiếm khuyết đã quá hiển nhiên đối với những ai chịu nhìn thẳng mà là mở mắt cho những người có xu hướng thoả mãn với tình hình hiện tại và củng cố ý tưởng cho rằng chính sách đi từng bước nhỏ có thể giải quyết được các vấn đề. Các phê phán thường đối chiếu với những đại học tốt nhất ở nước ngoài và môi trường trí thức ưu tú là đặc trưng ở đấy và phải công nhận là điều đó đang thiếu một cách nặng nề ở các trường đại học Việt Nam.
Hình như hiện nay người ta đã ý thức được ở tất cả các cấp độ về sự lạc hậu của các đại học Việt Nam so với các trường đại học ở nước ngoài và tầm quan trọng của việc lấp đầy sự lạc hậu đó càng nhanh càng tốt đã được chấp nhận như là một nhiệm vụ quốc gia cấp bách. Chính phủ đã nhiều lần tỏ rõ ý chí và quyết tâm hành động và làm cho trình độ của các trường đại học được nâng cao lên. Như vậy đây không còn là lúc lên án các thiếu sót – dù việc có được một cái nhìn sáng suốt về bản chất của những thiếu sót đó vẫn còn là quan trọng – mà là làm thế nào để cho thuốc chữa có hiệu quả. Song không nên tự đánh lừa, tầm to lớn của nhiệm vụ thật khủng khiếp. Những bài toán liên quan đến việc dân chủ hoá nền giáo dục bậc cao, là những bài toán toàn cầu chưa nơi nào có lời giải hoàn toàn thoả đáng, đương nhiên đang hiện diện, và thường càng gay gắt hơn trong hoàn cảnh Việt Nam. Và cứ như chừng đó còn chưa đủ, những vấn đề thuần tuý Việt Nam, hậu quả của chiến tranh và tiếp liền sau chiến tranh, càng làm cho tình hình nghiêm trọng hơn.
Dân chủ hoá giáo dục bậc cao rõ ràng là một trong những tiến bộ văn hoá và xã hội đáng kể nhất của nửa thế kỷ qua và, đồng thời còn lâu mới là một thành công hoàn chỉnh. Nó đã làm nảy sinh những hy vọng quá mức và hoàn toàn phi thực tế về tiến bộ xã hội và sự lệch pha giữa mơ ước và thực tế đó vẫn là trở ngại chủ yếu nó vấp phải, cả cho đến ngày nay, ngay ở những nước phát triển nhất. Ngày trước đại học được dành cho một lớp tinh hoa – dù đó là một giai cấp được ưu tiên hay, hiếm hơn, những sinh viên có tư chất đặc biệt – giáo dục bậc cao cho phép đạt được đến những vị trí cao nhất trong bậc thang xã hội. Đương nhiên nó không còn là như thế nữa khi giáo dục bậc cao được mở rộng cho mọi người. Từ đó sinh ra những tuyệt vọng sâu sắc và lâu dài, chỉ có thể mất đi sau nhiều thập kỷ. Cũng từ đó mà có nhu cầu xem xét lại một cách sâu sắc mục đích, sứ mệnh và cấu trúc của nền giáo dục bậc cao để có thể làm cho nó thích ứng được với hiện thực xã hội mới. Chính từ đó nảy sinh vô số bài toán mới phần lớn, cho đến ngày nay, chưa có lời giải đáp hoàn toàn thoả đáng; việc phân chia các vai trò giữa các trường dạy nghề và các trường đại học truyền thống, sự cân đối giữa việc đào tạo các nhà kỹ thuật, kỹ sư và nhà nghiên cứu, thứ hạng các văn bằng và thời lượng đào tạo, quan hệ với xã hội dân sự và với thế giới công nghiệp và các xí nghiệp, mức độ tự trị và nguồn tài chính, tầm quan trọng của các hoạt động nghiên cứu... Nếu một hình mẫu duy nhất thoả mãn tất cả còn lâu mới được hình thành, thì ít nhất cũng có một điều chắc chắn: sự phức tạp của vấn đề là mênh mông và sự đa dạng của các giải pháp cho phép giải quyết chúng cũng ngang tầm mênh mông đó.
Bản tóm tắt quá ngắn gọn trên đây về những khó khăn mà công cuộc dân chủ hoá nền giáo dục bậc cao gặp phải trên phạm vi toàn cầu cho thấy rõ những khó khăn ấy càng khuếch đại đến chừng nào khi ta xem xét chúng trong điều kiện Việt Nam: trước Cách mạng tháng tám, Việt Nam có 95% dân số mù chữ và bố mẹ của tuyệt đại đa số các sinh viên ngày nay không có trình độ đại học. Không nên quên rằng con số đó chỉ còn 6% vào năm 2004: cần luôn nhớ rõ các con số ấy khi nói về giáo dục Việt Nam.
Những điều lưu ý trên nhắc nhở chúng ta nhìn nhận một cách sơ bộ đặc điểm của tình hình Việt Nam và các vấn đề riêng của nó. Giữa Cách mạng tháng tám và thống nhất đất nước ba thập niên chiến đấu đẫm máu đã trôi qua. Suốt thời kỳ này, nhiều lần một bộ phận có học nhất trong dân chúng đã rời đất nước ra đi. Trước khi nói đến đào tạo sinh viên, phải đào tạo những người thầy và, do những khó khăn của đất nước trong những năm liền sau chiến tranh, có thể nói đã mất đi hai thế hệ những người thầy cho nền đại học Việt Nam.
Thêm vào đó, vào đầu những năm 1980 dân số đã gia tăng đột ngột và những đứa trẻ sơ sinh cuối thế kỷ trước hôm nay đang đổ vào các đại học. Cho nên xây dựng đại học mới là lâu dài và khó khăn hơn nhiều xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sá, đấy là một điều hiển nhiên không thể không biết đến.
Trước một tình hình như vậy sẽ là vô trách nhiệm khi cộng đồng khoa học chờ đợi Chính phủ một mình giải quyết các vấn đề gặp phải trong việc xây dựng một nền đại học Việt Nam chất lượng cao. Dù có là chính phủ giỏi nhất, sáng suốt nhất và hiệu nghiệm nhất hành tinh, nó cũng không có được chiếc đũa thần cho phép hoàn thành được những trách nhiệm nặng nề đến thế. Trong những nỗ lực ấy, Chính phủ cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ của toàn thể cộng đồng.
Trong nước Việt Nam ngày nay, chính những người trẻ là những người có thể mang đến cho Chính phủ một sự giúp đỡ có hiệu quả và đồng bộ hơn cả. Đồng bộ là nhân tố cốt yếu. Không thể điều khiển một cỗ xe mà mỗi con ngựa lại kéo về một phía. Mỗi người phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Các nhà quan sát nước ngoài thường phê phán một biểu hiện tính thụ động ở sinh viên Việt Nam mà họ cho là do từ nền giáo dục những người này nhận được. Họ bảo rằng sinh viên đã bị cầm tay dắt đi nhiều quá, không được khuyến khích có sáng kiến và tự mình xoay xở. Nhưng chúng ta biết rằng khi được đưa vào một môi trường thuận lợi cho việc giải phóng các năng lực của họ hơn, thì họ liền làm ngay điều đó: trong huyết quản của họ cũng dồi dào sự quả cảm, quyết tâm và hăng say như tất cả thanh niên trên toàn thế giới.
Chính những người trẻ hôm nay sẽ là những người chủ của nền đại học ngày mai mà ta phải ra tay xây dựng từ bây giờ. Ngôi nhà tương lai sẽ được đặt trên vai họ, chính họ sẽ quyết định thành công của sự nghiệp. Chính họ, ngay từ hôm nay phải nhận lấy việc hợp nhất các nổ lực để mang đến cho Chính phủ sự hỗ trợ đồng bộ mà Chính phủ cần có để có thể làm tốt nhiệm vụ khó khăn của mình.
Huy động những nhà khoa học trẻ Việt Nam trong một nỗ lực như vậy rõ ràng là một nhiệm vụ quốc gia cấp bách. Những người trẻ trong từng nhóm, từng phòng thí nghiệm, từng viện nghiên cứu cần phân tích và phát biểu các yêu cầu của mình trong một tinh thần xây dựng và thực tế nhất. Những cuộc hội thảo để có được những trao đổi như vậy không thiếu và ở nơi nào còn thiếu thì việc tổ chức ra chúng cũng chẳng khó khăn gì. Các nhà khoa học trẻ Việt Nam cần sớm có ý thức về vai trò của mình trong việc xây dựng nền đại học mới, thắng sự e dè và vứt bỏ thái độ thụ động mà họ đã quen. Họ phải ý thức rằng các giải pháp cho những bài toán của họ không bỗng dưng có sẵn tự trên trời rơi xuống, rằng chính họ phải bày tỏ, phải sáng tạo ra chúng. Không có sự tham gia tích cực của họ Chính phủ sẽ bất lực khi phải một mình xây dựng chính sách giáo dục bậc cao và nghiên cứu mà quốc gia đang cần.
Một số người có thể thấy những lời nói này, từ miệng một người nước ngoài, là hỗn hào, thậm chí ngạo mạn. Tôi hy vọng mười năm tôi đã cống hiến cho việc đào tạo các sinh viên trẻ Việt Nam đã đủ để làm quên đi màu hộ chiếu của tôi. Xin họ tin ở sự khiêm nhường sâu sắc thấm đượm trong những lời phát biểu của tôi: niềm tin chắc tôi đã đặt trong những lời nói ấy, tôi biết rõ, không đảm bảo cho tôi tránh được sai lầm và tôi không hề có được sự sáng suốt đặc biệt nào cho phép tôi tin rằng mình hoàn toàn đúng.
Pierre Darrinlat (Theo Sài Gòn Tiếp thị)

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Sự ra đời và những nội dung triết lý căn bản của Phật giáo (p1)

Phn 1:
Đạo Pht và nhng ni dung tư tưởng cơ bn ca pht giáo
 
1. Hoàn cnh Ấn Độ trước khi ra đời đạo Pht.
Là một bán đảo lớn nằm ở phía nam châu Á, Ấn Độ được ví như một tam giác hay “củ khoai lang” khổng lồ cắm vào đại lục Á châu. Phía bắc ấn Độ là dãy Himmalaya dài trên 2.500 Km sừng sững ngăn cách ấn Độ với vùng Trung Á. Nó được coi là bức tường thành vững chắc phân chia khí hậu của ấn Độ. Ba mặt còn lại của ấn Độ giáp với biển ấn Độ Dương làm cho vùng đất này hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ thông thương được bởi một số đèo nhỏ ở phía bắc và một số eo vịnh đường biển. Chính điều này làm cho lịch sử ấn Độ cổ đại có những đặc điểm khác các quốc gia cổ đại khác trên thế giới.
Toàn bán đảo ấn Độ được chia thành 3 vùng với những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Khu vực phía Bắc gồm dãy Himmalaya và thung lũng Catxmia khổng lồ. Vùng đồng bằng sông ấn và sông Hằng rộng lớn là đồng bằng lớn vào bậc nhất thế giới và là vựa lúa lớn nhất châu Á. Sông ấn dài khoảng 3000 Km, sông Hằng dài hơn 3000 Km. Hai con sông này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của lịch sử ấn Độ. Nhà nước ấn Độ sơ khai ra đời tại đồng bằng những con sông này. Phía nam là cao nguyên Đêcan rộng lớn khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sự phát triển nghề nông trồng lúa nước nhưng lại có nhiều khoáng sản và đất đai lại thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp.
Khí hậu ấn Độ có sự phân hóa cách nhật rõ rệt ở từng vùng. Vùng núi phía Bắc thời tiết lạnh, khô. Các đỉnh của dãy Himmalaya luôn có tuyết ngự trị. Người ấn Độ tin tưởng rằng chính trên đỉnh những dãy núi quanh năm tuyết phủ đó là nơi ngự trị của các thần linh như thần Brama – Visnu – Shiva…Vùng đồng bằng ấn – Hằng rộng lớn bao la được trời phú cho khí hậu tốt đẹp hơn những vùng khác nhưng nhiệt độ ở vùng này chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm (ngày có thể gần 40 0 nhưng đêm chỉ còn dưới 100) và giữa các mùa cũng vậy (mùa đông nhiệt độ chỉ khoảng 200 nhưng mùa hè tì lên đến 40 - 450). Vùng cao nguyên Đêcan ở phía nam quanh năm nóng nực nhưng nhiệt độ lại không cao và độ dao động không lớn như hai vùng trên.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của ấn Độ rất phong phú và đa dạng: có núi cao – biển rộng – sông dài; có đồi núi – cao nguyên -  sa mạc và đồng bằng phì nhiêu. Những điều kiện tự nhiên đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nền văn minh của ấn Độ: ở miền bắc phát triển hơn miền nam; vùng ven biển phát triển hơn trong lục địa hình thành nên sự phân chia địa vị con người trong xã hội ấn Độ cổ đại và tồn tại cho đến tận ngày nay. Có thể nói không nơi nào trên thế giới lại có sự phân chia khắc nghiệt về địa vị con người hơn ở đây.
Vấn đề dân cư của Ấn Độ vô cùng phức tạp. Cho đến nay không thể lý giải một cách đầy đủ và chính xác được nguồn gốc cư dân của quốc gia này vì sự pha trộn và đồng hóa tộc người ở đây diễn ra rất mạnh mẽ. Gần đây, dựa vào những thành tựu của Cổ nhân loại học, Dân tộc học…, các nhà khoa học mới chỉ phác thảo ra được những nét lớn đầu tiên về nguồn gốc dân tộc ấn Độ như sau:
Cư dân cổ nhất và xuất hiện sớm nhất ở ấn Độ có lẽ là người da đen thuộc chủng Negroit với đặc điểm là da đen, tóc quăn, môi dầy. Sau đó là người Vdavida thuộc chủng Oxtraloit: da nâu, tóc thẳng đen. Họ di cư vào đây khoảng thiên niên kỷ III T.Cn với sự tiến bộ của công cụ lao động đồ đồng thau. Họ chính là chủ nhân của nền văn minh đầu tiên của ấn Độ. Ngày nay, người Vdavida chiếm khoảng 20% dân số ấn Độ.
Vào giữa thiên niên kỷ II T.Cn, một bộ phận người Arya da trắng nói ngữ hệ ấn Âu tràn vào đồng bằng sông ấn và sau đó là sông Hằng. Những cuộc di cư đó diễn ra liên tục trong một thời gian dài làm cho dân số người Arya đông lên. Hiện nay, họ chiếm khoảng 70% dân số ấn Độ. Sau đó, vùng đất rộng lớn ấn Độ liên tiếp đón nhận những cư dân mới là người ả Rập – Hung Nô - Mông Cổ đến định cư.
Tất cả những tộc người này trong quá trình sinh sống đã đồng hóa tạo thành một sự pha trộn văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng thành dân tộc ấn Độ ngày nay.
2. Khái quát v lch s n Độ trước khi đạo Pht ra đời.
Gọi là nền văn minh sông ấn do tìm thấy dấu tích khảo cổ ở lưu vực con sông này: hay còn gọi là văn minh Harapa – Mohengiôđagô theo tên các di chỉ khảo cổ phát hiện ở 2 thành phố
Trước đây người ta cho rằng lịch sử của ấn Độ bắt đầu khi người Arya tràn vào ấn Độ. Nhưng nay nhờ vào thành tựu của khảo cổ học được khai quật vào năm 1921 – 1922 phát hiện được ở 2 thành phố này những nền nhà, cung điện, lăng tẩm vùi sâu trong cát và hơn 3000 con dấu khắc những phù hiệu khác nhau giống chữ tượng hình, công cụ lao động…. những di tích ở 2 thành phố này cho ta những nét cơ bản về lịch sử ấn Độ từ thiên niên kỷ II đến thiên niên kỷ II T.Cn.
            Về trình độ phát triển thời kỳ này cư dân ấn Độ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng đồng thau. Những xương trâu – bò và ngũ cốc cũng được phát hiện tại hai di chỉ khảo cổ học trên cho thấy hoạt động kinh tế cư dân ấn Độ là nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc gia cầm. Họ cũng đã biết đến nghề  thủ công làm đồ gốm và đồ trang sức, công cụ lao động sản xuất. Những dấu tích của nghề này như những mảnh gốm nung, đồ trang sức cho thấy thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Bên cạnh đó, các nhà Khảo cổ học còn tìm thấy những quả cân bằng đá và đi đến nhận định rằng hoạt động buôn bán cũng đã xuất hiện và khá phát triển.
Như vậy, tất cả những phát hiện quý báu trên cho phép chúng ta suy đoán về xã hội ấn Độ cổ đại bắt đầu từ 3000 năm đến 1500 năm T.Cn và chủ nhân của nền văn hóa đầu tiên này là do người Vdavida xây dựng nên. Đây là một trong những nền văn hóa, văn minh cổ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng giữa thiên niên kỷ II T.Cn, nền văn hóa này đi vào lụi tàn tất cả chìm vào trong cát bụi.
Cho đến nay có nhiều ý kiến về sự biến mất của nền văn hóa này:
+ Do sự xâm nhập của người Arya.
+ Do mâu thuẫn giữa bội bộ những người Vdavida.
+ Do lũ lụt của con sông ấn tàn phá (do các nhà khảo cổ tìm thấy 2 thành phố này nằm trong cát bụi song không thể xác định vào thời gian nào thì bị phá hủy).
+ Do hạn hán – khô nóng kéo dài sa mạc hóa cả vùng rộng lớn trong đó có 2 thành phố.
+ Do xảy ra vụ thiên thạch rơi tàn phá rơi vào quyên lãng. Nếu như vậy thì không thể còn nguyên vẹn như đã khai quật.
Vào khoảng giữa thiên niên kỷ II. T.CN, những bộ lạc người Arya đã xâm nhập vào ấn Độ. Họ đến mảnh đất mới này khi nền văn hóa của người Vdavida đang đi vào tàn lụi. Người Arya là những cư dân chăn nuôi du mục chưa có tổ chức nhà nước đang ở tình trạng liên minh các bộ lạc với chế độ dân chủ quân sự trình độ thấp kém hơn người Vdavida rất nhiều.
Cuộc xâm nhập của người Arya diễn ra dài 2 –3 thế kỷ. Lúc đầu chỉ là những đợt di dân hòa bình. Càng về sau, dân số người Arya ngày càng đông nên đã dẫn đến xung đột với người bản địa Vdavida để tranh giành vùng đất màu mỡ của hai con sông. Trong cuộc tranh giành nguồn sống lâu dài này, người Arya đã đẩy người Vdavida bản địa xuống phía Nam làm chủ lưu vực sông ấn rồi tràn qua sông Hằng. Đến đây, người Arya đã làm chủ toàn bộ những khu vực giàu có và thuận lợi nhất.
Cùng sự xâm nhập, người Arya đã xây dựng những trung tâm văn hóa của họ ở lưu vực sông Hằng. Và như vậy, nền văn minh ấn Độ chuyển từ sông ấn sang sông Hằng. Người Arya đã xây dựng hàng loạt các tiểu quốc của mình ở dọc lưu vực sông Hằng trong đó có 2 quốc gia hùng mạnh nhất là Magada và Kosala. Chính sự ra đời các tiểu quốc này đã thúc đẩy người Arya làm nên những thành tựu của nền văn minh sông Hằng - nền văn minh thứ hai trong lịch sử ấn Độ cổ đại.
Khi tràn vào ấn Độ, người Arya lạc hậu hơn người Dravida bản địa. Để thống trị người Đraviđa, họ đã tạo ra hệ thống những quan điểm ngăn cách và thần thánh hoá chúng thành chế độ phân biệt đẳng cấp dựa trên màu da gọi là chế độ Varna (còn gọi là chế độ chng tính). Không ở đâu sự phân chia đẳng cấp lại diễn ra dai dẳng và khắc nghiệt như ở ấn Độ.
Chế độ đẳng cấp Varna chia xã hội ra thành những tầng lớp với địa vị, quyền lợi khác nhau:
+ Đẳng cp Braman: là những tăng lữ. Theo đạo Bà la môn, họ được thần Brama tạo ra từ miệng. Họ có nhiệm vụ giảng dạy kinh Vêđa và cúng tế các thần thánh. Đây là đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội ấn Độ cổ đại.
+ Đẳng cp Ksatrya: là tầng lớp quý tộc vũ sỹ. Họ có nhiệm vụ cai trị dân và dâng lễ vật cho thần thánh. Đẳng cấp này được tạo ra từ cánh tay của thần Brama.
+ Đẳng cp Vaisya: là tất cả những người bình dân Arya. Họ có nhiệm vụ lao động sản xuất ra của cải vật chất, cung cấp những thứ cần thiết cho những đẳng cấp trên. Theo đạo Bà la môn, đẳng cấp Vaisya được tạo ra từ bắp đùi thần Brama.
+ Đẳng cp Sudra: là tất cả những người Đraviđa bị thống trị. Họ được tạo ra từ gót chân của thần Brama cho nên họ không có bất kỳ quyền lợi gì mà phải làm thuê để sống và phục vụ những đẳng cấp trên.
Trong 4 đẳng cấp thì 3 đẳng cấp trên là người Arya thống trị còn đẳng cấp thứ tư là toàn bộ những người Dravida bị trị. Về quan hệ, giữa những đẳng cấp này có những quy định rất nghiêm ngặt, đặc biệt là ba đẳng cấp trên với đẳng cấp thứ tư.
Tuy nhiên, trong xã hội ấn Độ cổ đại, ngoài bốn đẳng cấp trên còn có một tầng lớp người không được coi là người. Họ không được sống trong làng, không có quyền có tài sản, con cái, không được vào làng vào ban ngày và làm những việc mà bốn đẳng cấp trên cho là nhơ bẩn, ô uế… Đó là tầng lớp Parya. Họ là kết quả của những cuộc tình trai gái khác đẳng cấp. Họ bị xã hội khinh rẻ và cấm không được động chạm đến bốn đẳng cấp trên (kể cả hình bóng của 4 đẳng cấp trên cũng không được dẫm đạp lên). Họ là những kẻ “cm s mó”.
Chính tên của tầng lớp người “cấm sờ mó” Parya sau này được Nguyễn Ái Quốc lấy làm tên cho tờ báo viết về nhân dân các thuộc địa: Le Paria (tức những người cùng khổ).
Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Varna là bộ luật hà khắc Manu do giai cấp thống trị người Arya đặt ra. Chế độ đẳng cấp Varna là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công…..tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại. Chế độ này tồn tại dai dẳng và là một nét độc đáo của lịch sử xã hội ấn Độ. Và đạo Bàlamôn đã ra đời để nhằm duy trì sự trường tồn của chế độ đẳng cấp Varna trong xã hội.
Sau này khi đạo Phật ra đời, đạo Bàlamôn đã phải tự cải biến cho thích hợp thành đạo Hin đu giáo hay còn gọi là ấn Độ giáo. Và, chế độ đẳng cấp Varna cũng vì thế mà đỡ khắc nghiệt hơn cải biến thành chế độ đẳng cấp Cacta: chế độ phân biệt dòng dõi, giai cấp theo nghề nghiệp, sở thích…
Đạo Bàlamôn xuất hiện từ thiên niên kỷ I. T.Cn khi người Arya làm chủ phần lớn bán đảo ấn Độ hình thành trên cơ sở nhiều tín ngưỡng nguyên tủy không có người sáng lập. Giáo lý của đạo này nằm trong kinh Vê đa.
V ni dung:
Đạo Bàlamôn thờ thần Brama là chúa tể các thần và cảu muôn loài. Thần là đắng tối cao sáng lập ra vận vật và vũ trụ. Đặc biệt, thần đã tạo ra chế độ đẳng cấp Varna bao gồm bốn đẳng cấp. Bằng truyền thuyết về sự sáng tạo ra các đẳng cấp trên. Đạo Bàlamôn đã góp phần đặc biệt trong việc khoác lên chế độ đẳng cấp Varna một tấm áo siêu linh màu sắc thần bí mà con người không thể cưỡng lại được.
Dưới thần Brama là thần Visnu và Shiva. Người ấn Độ rất yêu quý hai vị thần này do quan niệm mọi sự vật đều sinh ra và mất đi  tái tạo lại. Brama có nghĩa là “đầu tiên”, “hơi thở”, “đấng tối cao”. Thần có thể biến dạng thành nhiều hình thể khác nhau như người năm đầu, … thường ngồi trên quả trứng hoặc con rắn…
Đạo Bàlamôn tuyên truyền cho sự tuyệt đối không bao giờ thay đổi của 4 đẳng cấp trong xã hội ấn Độ cổ đại, bảo trợ cho sự bất bình đẳng tồn tại.
Tuyên truyền cho thuyết luân hồi và điểm báo: sau khi con người chết đi có thể đầu thai vào kiếp khác. Kẻ nào ở kiếp này tội lỗi chống lại giai cấp thống trị hoặc không tin vào thần thánh thì kiếp sau bị đày xuống tầng lớp dưới hoặc bị biến thành súc vật nhằm ngăn chặn sự phản kháng của các đẳng cấp thấp, duy trì chế độ xã hội đương thời với sự thống trị của người Arya.
Đạo Bàlamôn thực hiện tế lễ rất xa xỉ, giết chết hàng trăm – hàng ngàn gia súc gọi là lễ hiến sinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lao động sản xuất và đời sống nhân dân ấn Độ cổ đại (ban đầu trong lễ hiến tế của đạo này còn giết cả người). Họ quan niệm giết gia súc và dâng đồ hiến tế nhiều bao nhiêu thì được thần linh phù hộ bấy nhiêu.
Như vậy, đạo Bàlamôn ra đời cùng chế độ đẳng cấp Varna và luật Manu nhằm bảo vệ những đặc quyền của giai cấp trên của người Arya và uy hiếp tinh thần của các đẳng cấp dưới, đặc biệt là đẳng cấp Sudra vốn là cư dân Vdavida bản địa, ngăn chặn mọi sự chống đối, phản kháng của đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên. Trong bối cảnh đó, trào lưu chống lại chế độ đẳng cấp (còn gọi là chế độ chủng tính) ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt khi các nhà nước cổ đại ra đời, trào lưu phản ứng chống lại chế độ đẳng cấp Varna và đạo Bàlamôn ngày một khốc liệt trong cư dân ấn Độ cổ đại thuộc những đẳng cấp dưới.
Thực chất của phong trào đấu tranh này là nhằm chống lại sự miệt thị, phân chia chủng tộc giữa người xâm lược và người bị xâm lược, giữa người Arya trình độ văn minh thấp và người Vdavida trình độ văn minh cao. Lúc này do sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội, đẳng cấp Ksatrya dần nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Họ thấy cần thiết phải đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí xứng đáng hơn. Còn hai đẳng cấp Vaisya và Sudra cũng do kinh tế phát triển, đời sống của họ được cải thiện khá hơn nên đòi hỏi cần có sự cải thiện ít nhiều về thân phận của mình trong xã hội. Dần dần những mâu thuẫn trong xã hội vốn ấp ủ lâu đã bộc phát thành một trào lưu, một phong trào nhằm chống lại “cái xiềng” chế độ đẳng cấp Varna do đạo Bàlamôn và luật Manu bảo trợ.
Xuất phát từ những mâu thuẫn trên, vào thế kỷ VI. Tcn, đạo Jaina (còn gọi là đạo Thiền) và các trường phái triết học duy vật sơ khai chống lại chế độ đẳng cấp đã ra đời. Đạo Jaina chủ trương rằng con người muốn siêu thoát thì hành động và suy nghĩ phải đúng đắn trong sáng không được ham muốn quá nhiều.
Cũng trong hoàn cảnh đó, đạo Phật đã ra đời và ảnh hưởng sâu sắc từ giáo lý của đạo Jaina. Ngay từ đầu, đạo Phật ra đời chưa phải là một tôn giáo đúng nghĩa mà thực chất nó là một phong trào cải cách xã hội. Bởi vì, đạo Phật chủ trương thay đổi lại vị trí của con người trong xã hội, đòi hỏi quyền cho các giai cấp dưới được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo chứ không chỉ thuộc về đẳng cấp trên Braman.
Bên cạnh đó, đạo Phật ra đời còn do nhu cầu của sự phát triển xã hội. Các quốc gia sơ khai của người Arya hình thành nhiều đã đặt ra vấn đề cần phải thống nhất không chỉ về lãnh thổ đất nước mà còn về tư tưởng, tôn giáo. Trong khi đó, tín ngưỡng đa thần giáo lại tồn tại rất phổ biến ở mỗi tiểu quốc, mỗi cộng đồng người. Và như vậy, đạo Phật ra đời không chỉ là một yêu cầu bức thiết của xã hội mà còn là đòi hỏi của lịch sử.

Sự ra đời và những nội dung triết lý căn bản của đạo Phật (tiếp)

Phần 2
Sự ra đời và nội dung tư tưởng cơ bản của Phật giáo

1. S ra đời ca đạo Pht.
Vào thế kỷ 6 T.Cn, đạo phật – 1 trong 3 tôn giáo lớn của nhân loại - đã ra đời ở ấn Độ. Khác với các tôn giáo thế giới khác cho rằng thần thánh, thượng đế, hay đấng cứu thế sáng lập ra như Môhamét của đạo Ixlam (chúng ta quen gọi là đạo Hồi - đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc), chúa Jesu của đạo Kytô,… Người sáng lập ra đạo Phật là một con người có thật trong lịch sử nhân loại.
Người sáng lập đạo Phật là hoàng tử con vua Sudodana, một tiểu quốc của người Arya là Kapilavaxta. Tên của ông là Sitdata Gotama (phiên âm Hán Việt: Tất Đạt Đa), tên tục là Sakia Muni (Sakia nay thuộc Nêpan; Muni nghĩa là vắng lạng, nhân từ). Sakia Muni tức là người nhân từ từ xứ Sakia (phiên âm Hán – Việt tức là Phật Thích Ca Mầu ni).
Theo quan niệm của Phật giáo, trước khi là hoàng tử, đức Phật nhân từ của chúng ta có rất nhiều tiền kiếp (547 tiền kiếp). Trước khi đầu thai thành hoàng tử, đức Phật có tiền kiếp là con voi trắng 6.
Khi Phật đầu thai làm hoàng tử có 108 vị đạo sĩ của Bàlamôn đến cầu nguyện và nói: lớn lên hoàng tử sẽ trở thành một nhà vua anh minh hoặc thành một nhà hiền triết đắc đạo. Điều này đã làm cho vua cha lo lắng nghĩ mọi cách tổ chức cuộc sống xa hoa cho con mình. Khi hoàng tử lớn lên, nhà vua lấy vợ cho và từ đấy mới đỡ lo lắng về việc mà nhà vua không muốn xảy ra với đứa con của mình. Trong một lần được phép vua cha cho đi săn và đây cũng là lần đầu tiên hoàng tử Sidata Gotama được ra khỏi cung cấm, ông đã rất suy nghĩ khi gặp những cảnh: người phụ nữ đau đớn vật vã trong khi sinh – một cụ già chống gậy hành khất dọc đường – người ốm đau tật và những đám tang. Ông ngẫm nghĩ nhằm tìm ra câu hỏi: Tại sao con người lại bị vướng vào vòng sinh – lão – bệnh – tử? Con người phải làm gì để thoát khỏi sự khổ đau?
Do chưa tìm ra lời giải nên Sitdata Gotama đã quyết định đi tu để tìm ra chân lý về nỗi khổ và cách giải thoát nỗi khổ. Ông ngồi thiền dưới một gốc cây bồ đề trong vòng 6 năm và đã tìm ra chân lý của nỗi khổ đau cũng như con đường để giải thoát nỗi khổ đau của con người. Ngày phật mất, Phật giáo thế giới lấy mốc là năm 624. Tcn. Tuy nhiên khoa học lịch sử thì khẳng định rằng ngày mất của đức Phật là vào năm 544 T.Cn.
2. Ni dung tư tưởng triết lý cơ bn ca đạo Pht.
Nội dung tư tưởng của đạo Phật thể hiện trong lời nói của đức phật: “trước kia và ngày nay ta ch nêu ra và lý gii các chân lý v các ni đau kh và gii thoát các ni đau kh. Cũng như nước ca đại dương ch có mt v mn. Hc thuyết ca ta ch có mt v, đó là s cu vt”. Như vậy, hạt nhân triết lý cơ bản của đạo phật là đề cao tình yêu thương của con người đối với chúng sinh tập trung ở trong “tam tạng kinh điển”.
Tam tng kinh đin gm:
Kinh Tng: đây là bộ kinh ghi lại những lời dạy của đức Phật khi còn sống do đệ tử của người là A – nan - đa tập hợp trong lần tập kết kinh điển lần thứ nhất. Bộ Kinh Tạng gồm có: Trung bộ kinh; Tương ứng bộ kinh; Tăng bộ kinh; Tiểu bộ kinh.
Lun Tng: là sách ghi chép về giới luật do Phật định ra làm khuân phép cho các đệ tử, nhất là giới tu hành noi theo. Điểm khác biệt rõ nét nhất về giáo lý với các đạo khác chính là ở bộ kinh Luận Tạng này.
Lut Tng: là bộ kinh được các đại đệ tử của đức Phật ghi lại sau khi người qua đời. Mục đích của Luật Tạng là nhằm giới thiệu giáo lý của đạo Phật một cách hệ thống và phê bình, uấn nắn những hiểu biết sai trái về đức Phật.
Bên cạnh đó, tư tưởng triết học Phật giáo còn ảnh hưởng sâu sắc tín ngưỡng đa thần của người Arya, đặc biệt là ảnh hưởng triết lý từ đạo Bàlamôn như thuyết nhân – quả, thuyết luân hồi nghiệp báo. Chính vì những yếu tố này mà về sau đạo Phật bị lên án, phê phán là tiêu cực, thủ tiêu đấu tranh giai cấp.
Nội dung tư tưởng triết lý cơ bản của đạo phật được thể hiện ở hai vấn đề chính là quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan.
Th nht, quan nim ca Pht giáo v thế gii quan.
Về thế giới quan, tư tưởng của Phật giáo tập trung ở những mặt cơ bản sau:
Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thể giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật trong vũ trị gọi là “vạn pháp” không do bất kỳ một thần linh nào tạo ra bằng những phép màu mà là do những phần tử vật chất nhỏ bé nhất tạo nên. Những vật chất nhỏ bé đó được gọi là “bản thể” hay ‘thực tướng”. Đây được xem như là nội dung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác.
Vô thường: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ bao la không đứng yên, không bất biến mà nó luôn luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng là: thành – trụ – hoại – không đối với vạn vật trong vũ trụ, và: sinh – trụ – dị – diệt đối với các sinh vật.
Phật giáo cho rằng: chết không phải là hết mà là chuẩn bị cho sự sinh thành mới. Sinh – diệt là hai quá trình diễn ra đồng thời trong từng sự vật hiện tượng, không gian và thời gian gọi là “sắc – không’
Thuyết Nhân – Duyên: Phật giáo cho rằng: tất cả mọi sự vật hiện tượng chuyển động không ngừng, biến đổi không ngừng và chịu sự chi phối bởi quy luật nhân duyên. Trong đó, nhân là một tạo quả còn duyên là phương tiện tạo ra tạo quả đó. Khi nhân duyên hoà hợp thì sự vật sinh. Khi nhân duyên tan rã thì sự vật diệt. Các nhân duyên trong sự vật hiện tượng tác động chi phối lẫn nhau.
Nội dung thế giới quan của đạo phật tập chung chủ yếu ở thuyết “duyên khởi” gồm 12 cái nhân duyên (nhị thập nhân duyên). Đó chính là nguyên nhân gây ra mọi nỗi khổ đau. Nhân duyên được phân ra thành nhân (nguyên nhân) – duyên (hậu quả, kết quả) có quan hệ mật thiết với nhau. Cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại.
Quan niệm về sự vật hiện tượng trong thế giới, đạo Phật đưa ra “sắc – không” để chỉ những sự vật có hình tướng mà con người có thể nhận thức được (sắc) và những sự vật không có hình tướng con người không thể nhận biết được.
Quan nim v thi gian và không gian:
Đạo Phật cho rằng: thời gian là vô cùng và không gian là vô tận. Khi xem xét từng sự vật hiện tượng, đạo Phật chủ trương phải đặt những sự vật hiện tượng đó trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Nghĩa là phải tìm hiểu sự vật hiện tượng từ điểm khởi đầu và kết thúc của nó.
Nói tóm lại với những quan niệm về thế giới quan ở trên, tư tưởng triết lý đạo Phật đã mang nhiều yếu tố duy vật tiến bộ.
Th hai. Quan nim ca Pht giáo v nhân sinh quan.
Đạo Phật cho rằng con người không phải do một thượng đế hay bất kỳ một đấng thần linh siêu nhiên nào tạo ra mà là do một “pháp” đặc biệt của thế giới tạo ra.
Pháp bao gồm hai phần là:
Phần sinh lý (còn gọi là “sắc uẩn”): là hình tướng được giới hạn trong xương, thịt, da. Những vật chất này được tạo ra từ bốn yếu tố: địa (đất) – thuỷ (nước) – hoả (lửa) – phong (gió). Trong đó, địa tạo nên phần cứng trong cơ thể như phần xương, lông, tóc, lục phủ ngũ tạng; Thuỷ tạo ra máu, mồ hôi…; Hoả tạo ra nhiệt cho cơ thể; Phong tạo ra khí thở…
Phần tâm lý (tinh thần ý thức): được tạo bởi tứ uẩn: Thụ – tưởng – hành – thức và được biểu hiện bởi “thất tình”, cụ thể như sau: ái – ố – hỉ – nộ – ai – lạc – dục.
Theo đạo Phật, phần tâm lý muốn tồn tại phải luôn dựa vào phần sinh lý. Bên cạnh đó, con người còn phải tuân theo “sinh – trụ – di – diệt” và sự giả hợp của “ngũ uẩn”. Khi ngũ uẩn hoà hợp thì còn người tồn tại và ngược lại thì con người chết, bị huỷ diệt.
Nội dung tư tưởng, triết lý cơ bản của Phật giáo thể hiện rõ nhất ở  “tứ diệu đế” - tức là 4 chân lý huyền diệu cao siêu để giải thoát nỗi khổ của chúng sinh gồm: Khổ Đế – Tập Đế – Diệt Đế - Đạo Đế. Đức Phật khẳng định: “trước kia và ngày nay ta ch nêu ra và lý gii các chân lý v các ni đau kh và gii thoát các ni đau kh. Cũng như nước ca đại dương ch có mt v mn. Hc thuyết ca ta ch có mt v, đó là s cu vt
+ Kh đế:
Là chân lý bàn về các nỗi khổ của con người. Đạo phật cho rằng cuộc sống con người là khổ ải. Khổ đau là tuyệt đối, là bản chất của sự tồn tại của cuộc sống. Cuộc sống của chúng sinh là bể khổ. Trong các nỗi khổ mà từng chúng sinh phải chịu đựng có bốn nỗi khổ lớn gọi là “tứ khổ”: sinh – lão – bệnh – tử khổ.
Ngoài ra, Phật giáo còn khẳng định nỗi khổ của chúng sinh tồn tại ở những dạng khác như:
Ái biệt ly khổ: tức yêu nhau mà không được ở gần nhau là khổ;
Sở cầu bất đắc khổ: tức mong muốn mà không được như ý là khổ;
Ngũ thủ uẩn khổ: tức các cơ quan của cơ thể không hoàn thiện là khổ;
Oán tăng hội khổ: tức là thù ghét là khổ;
Thân là gốc của nỗi khổ;
Các thứ bệnh tồn tại trong cơ thể là khổ;
Chết vì nhiều nguyên nhân; bất hòa; khổ do ngoại cảnh gây nên mà không biết được lý do.
+ Tp đế.
Là sự tập hợp chứa đựng những chân tướng những sự khổ não, là nguyên nhân về các nỗi khổ đau. Đạo phật cho rằng nguyên nhân của khổ đau là do dục vọng – tham muốn của con người gây nên và đến khi chết vẫn phải chịu khổ đau. Tất cả những nỗi khổ đau mà chúng sinh phải gánh chịu là do “nhị thập nhân duyên” tạo ra mà khởi đầu là “vô minh”.
+ Dit đế.
Là chân lý về cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau. Đạo Phật cho rằng chúng sinh muốn thoát khỏi mọi sự khổ đau thì phải từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, sự giận giữ và mê muội.
Ham muốn hay dục vọng của con người là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi khổ đau còn nguồn gốc sâu xa là từ “nhị thập nhân duyê” mà bắt đầu từ “vô minh”. Cho nên theo đạo Phật, chúng sinh muốn diệt trừ nỗi khổ thì đầu tiên phải diệt trừ “vô minh’. Vì “vô minh” bị diệt thì trí tuệ mới sáng và hiểu rõ được bản chất sự tồn tại không còn dục vọng, không còn hành động sai quấy để tạo ra “nghiệp”. Và chỉ có như vậy, chúng sinh mới thoát khỏi nỗi khổ vòng luân hồi sinh – lão – bênh – tử.
+ Đạo đế.
Là chân lý về các con đường đúng đắn để giải thoát con người. Đây chính là xuất phát từ sự đúc kết quá trình tu hành đắc đạo của đức Phật.
Đạo Phật đưa ra lý luận về “tam học” là: giới - định – tuệ. Đây chính là quá trình tu hành để đạt đến giác ngộ.
Giới: là những điều cấm quy định với những người tu hành để không phạm sai lầm do thân và ý tạo ra.
Định: là phương pháp làm cho người tu hành không tán loạn phân tâm, loại trừ ý nghĩ sai lầm tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng.
Tuệ: là yêu cầu đòi hỏi phải có trí tuệ sáng suốt để diệt trừ vô minh, tham dục. chỉ có như vậy mới diệt trừ được nỗi khổ.
Trong ba yếu tố trên, Giới được nhà Phật coi là quan trọng nhất, ngăn cản con người không phạm vào “ngũ giới” (còn gọi là năm điều cấm) là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không bịa đặt, không uống rượu để định và tuệ phát sáng.
Theo đạo Phật, gồm có tám con đường – cách để giải thoát nỗi khổ gọi là “bát chính đạo”.
Chính kiến: nhận biết đúng đắn.
Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
Chính ngữ: nói năng đúng đắn.
Chính nghiệp: hành động đúng đắn.
Chính mệnh: kiếm sống đúng đắn.
Chính tịnh tiến: nỗ lực đúng đắn, phải từ bỏ điều ác làm điều thiện.
Chính niệm: thương nhớ – tưởng nhớ đúng đắn. phải tập chung tâm và thần vào suy nghĩ, lời nói, hành động đúng.
Chính định: tập chung tinh thần vào một đạo đúng đắn.
Để theo đuổi được những con đường này và giải thoát mình khỏi mọi nỗi khổ đau, người tu hành phải thực hiện những điều kiêng kị là “ngũ giới”.
Như vậy, với những quan niệm triết lý về thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật cho thấy tất cả những quan niệm này nhằm chống lại đạo Bàlamôn, chốnglại sự bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cơ bản của triết lý Phật giáo mang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiến bộ gắn bó với cuộc sống của con người. Từ quan niệm trên, đạo Phật không thừa nhận xã hội có đẳng cấp. Đức phật nói rằng “không thđẳng cp trong nhng dòng máu cùng đỏ như nhau. Không thđẳng cp trong nhng git nước mt cùng mn như nhau”.
Về tích cực.
+ Chủ trương giải thoát con người khỏi những nỗi khổ đau; thực hiện bình đẳng giữa các chúng sinh chống lại quan điểm phân biệt đẳng cấp, khuyên con người phải thương yêu lẫn nhau. Đây chính là tư tưởng nhân văn cao cả phù hợp với đại bộ phận nhân dân bị áp bức, đáp ứng nhu cầu của xã hội đương thời và chống lại chế độ đẳng cấp Vacna hà khắc. Và trên thực tế, đạo Phật góp phần làm loãng rất nhiều quan niệm khắt khe của đạo Bàlamôn và Vacna.
+ Trong hoàn cảnh xã hội ấn Độ thời cổ đại, đạo Phật đã đề ra được lý thuyết về con đường giải thoát về mặt ý thức. Điều này làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vì tìm thấy ở đạo này một sự an ủi, một niềm tin vào tương lai.
+ Nghi lễ đạo phật rất đơn giản, điều này phù hợp với hoàn cảnh của người dân lao động nghèo khổ thuộc các đẳng cấp dưới cho nên nó được hưởng ứng nhiệt tình. Đạo phật phản ánh tình yêu thương đồng loại.
Về tiêu cực.
Giáo lý của đạo phật về nguồn gốc các nỗi khổ đau không phù hợp với thực tế. Học thuyết tự tu dưỡng của đạo Phật không góp phần làm giảm mâu thuẫn xã hội mà đẩy mâu thuẫn đó lên đỉnh cao của nó. Và đương nhiên những tư tưởng của đạo Phật không hợp với một xã hội còn đầy dẫy những bất công trong xã hội ấn Độ cổ đại bấy giờ.
Nhưng xét cho cùng, sự ra đời của đạo Phật với những tư tưởng triết lý cơ bản trên cũng đã có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong xã hội ấn Độ cổ đại chống lại những luật lệ hà khắc do chế độ đẳng cấp Varna, luật Manu và đạo Bàlamôn tạo nên. Chính vì lẽ đó, đạo Phật ra đời nhanh chóng phát triển mạnh mẽ về số lượng tín đồ và trở thành tôn giáo thế giới. Và đương nhiên, những nhà sư chân đất với màu vàng thánh thiện của Phật đã tiếp tục sự nghiệp giải thoát nỗi khổ đau của con người.
Sau khi đức Phật về cõi cực lạc, trên cơ sở của sự phát triển Phật giáo, các đệ tử cảu Phật đã định kỳ họp lại. Tại các cuộc họp về sau càng bất đồng ý kiến giữa các chư tăng, thượng toạ về việc hiểu và giảng chú kinh Phật. Xuất phát từ nguyên nhân này mà trong bản thân tôn giáo này đã có sự phân chia dẫn đến hình thành các tông phái khác nhau:
Phái của các vị trưởng lão, gọi là phái Thượng Toạ (Theravada) theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điểm, giữ nghiêm giới luật. Phật tử chỉ giác ngộ được cho bản thân mình, chỉ thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đắc đạo chỉ lên được La Hán, thoát khỏi cảnh luân hồi, tai sinh.
Phần đông tăng chúng còn lại không tán đồng, họ công khai lập hội nghị riêng, lập ra phái Đại Chúng (Mahasangika), chủ trương không câu nệ cố chấp vào kinh điển, khoan dung, độ lượng trong việc thực hiện giáo luật, thu nạp rộng rái tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều Phật, nhân vật lý tưởng của phái là Bồ Tát.
Tại các lần tập kết lần thứ ba và thứ tư, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng và tự xưng là Đại Thừa (Mahayana), nghĩa là “cỗ xe lớn”, “con đường giải thoát lớn”. Còn phái Thượng Toạ được gọi là phái Tiểu Thừa, nghĩa là “cỗ xe nhỏ”, “con đường giải thoát nhỏ”.
+ Phái Nam Tông (hay còn gọi là phái Tiểu Thừa).
+ Phái Bắc Tông (hay còn gọi là phái Đại Thừa).
Từ hai tông phái này, Phật giáo lại chia nhỏ thành những tông nhánh khác. Trong đó, phái Nam Tông đi truyền bá sớm hơn sang vùng Đông Nam á cổ đại còn phái Bắc Tông thì truyền bá muộn hơn và địa bàn chủ yếu ở vùng Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Nhưng càng về sau thời Bắc thuộc và trung – cận đại, phái Bắc Tông càng phát triển mạnh dẫn đến quá trình truyền bá lại những nơi đã có Phật giáo: Phật giáo Nam Tông.