Trang

Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

Thư gửi các nhà khoa học trẻ Việt Nam (Pierre Darrinlat)

Sẽ là vô trách nhiệm khi cộng đồng khoa học chờ đợi Chính phủ một mình giải quyết các vấn đề gặp phải trong việc xây dựng một nền đại học Việt Nam chất lượng cao.
*GS Pierre Darriulat từng trong số những nhà khoa học hàng đầu ở trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN, nơi đang có máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới LHC. Với tình yêu Việt Nam, năm 1998, ông về hưu sinh sống tại Hà Nội mang theo một phòng thí nghiệm nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ về tia vũ trụ. Tham gia giảng dạy đại học, ra đề thi Olympic Vật lý quốc tế 2008, và nhiều sinh hoạt học thuật khác, ông đã nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng khoa học Việt Nam. Luôn bức xúc với tình trạng chảy máu chất xám mà bản thân ông đang chứng kiến ngay với những học trò do mình đào tạo ra, trước cơ hội xây dựng những đại học chất lượng quốc tế sắp đến, ông viết bài này đưa ra cách nhìn khách quan về giáo dục đại học Việt Nam và mong mỏi sự chung sức của giới khoa học trẻ để chấn hưng nền đại học nước nhà. Bài do nhà văn Nguyên Ngọc dịch.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều tiếng nói khuyến khích các trường đại học Việt Nam nâng cao chất lượng giảng dạy của mình; xuất phát từ tâm huyết, nó chứng tỏ tình yêu sâu sắc đối với Việt Nam của những người lên tiếng, và niềm tin của họ rằng đất nước không có được trường đại học tương xứng với nó. Điều chủ yếu không phải là lên án các khiếm khuyết đã quá hiển nhiên đối với những ai chịu nhìn thẳng mà là mở mắt cho những người có xu hướng thoả mãn với tình hình hiện tại và củng cố ý tưởng cho rằng chính sách đi từng bước nhỏ có thể giải quyết được các vấn đề. Các phê phán thường đối chiếu với những đại học tốt nhất ở nước ngoài và môi trường trí thức ưu tú là đặc trưng ở đấy và phải công nhận là điều đó đang thiếu một cách nặng nề ở các trường đại học Việt Nam.
Hình như hiện nay người ta đã ý thức được ở tất cả các cấp độ về sự lạc hậu của các đại học Việt Nam so với các trường đại học ở nước ngoài và tầm quan trọng của việc lấp đầy sự lạc hậu đó càng nhanh càng tốt đã được chấp nhận như là một nhiệm vụ quốc gia cấp bách. Chính phủ đã nhiều lần tỏ rõ ý chí và quyết tâm hành động và làm cho trình độ của các trường đại học được nâng cao lên. Như vậy đây không còn là lúc lên án các thiếu sót – dù việc có được một cái nhìn sáng suốt về bản chất của những thiếu sót đó vẫn còn là quan trọng – mà là làm thế nào để cho thuốc chữa có hiệu quả. Song không nên tự đánh lừa, tầm to lớn của nhiệm vụ thật khủng khiếp. Những bài toán liên quan đến việc dân chủ hoá nền giáo dục bậc cao, là những bài toán toàn cầu chưa nơi nào có lời giải hoàn toàn thoả đáng, đương nhiên đang hiện diện, và thường càng gay gắt hơn trong hoàn cảnh Việt Nam. Và cứ như chừng đó còn chưa đủ, những vấn đề thuần tuý Việt Nam, hậu quả của chiến tranh và tiếp liền sau chiến tranh, càng làm cho tình hình nghiêm trọng hơn.
Dân chủ hoá giáo dục bậc cao rõ ràng là một trong những tiến bộ văn hoá và xã hội đáng kể nhất của nửa thế kỷ qua và, đồng thời còn lâu mới là một thành công hoàn chỉnh. Nó đã làm nảy sinh những hy vọng quá mức và hoàn toàn phi thực tế về tiến bộ xã hội và sự lệch pha giữa mơ ước và thực tế đó vẫn là trở ngại chủ yếu nó vấp phải, cả cho đến ngày nay, ngay ở những nước phát triển nhất. Ngày trước đại học được dành cho một lớp tinh hoa – dù đó là một giai cấp được ưu tiên hay, hiếm hơn, những sinh viên có tư chất đặc biệt – giáo dục bậc cao cho phép đạt được đến những vị trí cao nhất trong bậc thang xã hội. Đương nhiên nó không còn là như thế nữa khi giáo dục bậc cao được mở rộng cho mọi người. Từ đó sinh ra những tuyệt vọng sâu sắc và lâu dài, chỉ có thể mất đi sau nhiều thập kỷ. Cũng từ đó mà có nhu cầu xem xét lại một cách sâu sắc mục đích, sứ mệnh và cấu trúc của nền giáo dục bậc cao để có thể làm cho nó thích ứng được với hiện thực xã hội mới. Chính từ đó nảy sinh vô số bài toán mới phần lớn, cho đến ngày nay, chưa có lời giải đáp hoàn toàn thoả đáng; việc phân chia các vai trò giữa các trường dạy nghề và các trường đại học truyền thống, sự cân đối giữa việc đào tạo các nhà kỹ thuật, kỹ sư và nhà nghiên cứu, thứ hạng các văn bằng và thời lượng đào tạo, quan hệ với xã hội dân sự và với thế giới công nghiệp và các xí nghiệp, mức độ tự trị và nguồn tài chính, tầm quan trọng của các hoạt động nghiên cứu... Nếu một hình mẫu duy nhất thoả mãn tất cả còn lâu mới được hình thành, thì ít nhất cũng có một điều chắc chắn: sự phức tạp của vấn đề là mênh mông và sự đa dạng của các giải pháp cho phép giải quyết chúng cũng ngang tầm mênh mông đó.
Bản tóm tắt quá ngắn gọn trên đây về những khó khăn mà công cuộc dân chủ hoá nền giáo dục bậc cao gặp phải trên phạm vi toàn cầu cho thấy rõ những khó khăn ấy càng khuếch đại đến chừng nào khi ta xem xét chúng trong điều kiện Việt Nam: trước Cách mạng tháng tám, Việt Nam có 95% dân số mù chữ và bố mẹ của tuyệt đại đa số các sinh viên ngày nay không có trình độ đại học. Không nên quên rằng con số đó chỉ còn 6% vào năm 2004: cần luôn nhớ rõ các con số ấy khi nói về giáo dục Việt Nam.
Những điều lưu ý trên nhắc nhở chúng ta nhìn nhận một cách sơ bộ đặc điểm của tình hình Việt Nam và các vấn đề riêng của nó. Giữa Cách mạng tháng tám và thống nhất đất nước ba thập niên chiến đấu đẫm máu đã trôi qua. Suốt thời kỳ này, nhiều lần một bộ phận có học nhất trong dân chúng đã rời đất nước ra đi. Trước khi nói đến đào tạo sinh viên, phải đào tạo những người thầy và, do những khó khăn của đất nước trong những năm liền sau chiến tranh, có thể nói đã mất đi hai thế hệ những người thầy cho nền đại học Việt Nam.
Thêm vào đó, vào đầu những năm 1980 dân số đã gia tăng đột ngột và những đứa trẻ sơ sinh cuối thế kỷ trước hôm nay đang đổ vào các đại học. Cho nên xây dựng đại học mới là lâu dài và khó khăn hơn nhiều xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sá, đấy là một điều hiển nhiên không thể không biết đến.
Trước một tình hình như vậy sẽ là vô trách nhiệm khi cộng đồng khoa học chờ đợi Chính phủ một mình giải quyết các vấn đề gặp phải trong việc xây dựng một nền đại học Việt Nam chất lượng cao. Dù có là chính phủ giỏi nhất, sáng suốt nhất và hiệu nghiệm nhất hành tinh, nó cũng không có được chiếc đũa thần cho phép hoàn thành được những trách nhiệm nặng nề đến thế. Trong những nỗ lực ấy, Chính phủ cần có sự giúp đỡ và hỗ trợ của toàn thể cộng đồng.
Trong nước Việt Nam ngày nay, chính những người trẻ là những người có thể mang đến cho Chính phủ một sự giúp đỡ có hiệu quả và đồng bộ hơn cả. Đồng bộ là nhân tố cốt yếu. Không thể điều khiển một cỗ xe mà mỗi con ngựa lại kéo về một phía. Mỗi người phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Các nhà quan sát nước ngoài thường phê phán một biểu hiện tính thụ động ở sinh viên Việt Nam mà họ cho là do từ nền giáo dục những người này nhận được. Họ bảo rằng sinh viên đã bị cầm tay dắt đi nhiều quá, không được khuyến khích có sáng kiến và tự mình xoay xở. Nhưng chúng ta biết rằng khi được đưa vào một môi trường thuận lợi cho việc giải phóng các năng lực của họ hơn, thì họ liền làm ngay điều đó: trong huyết quản của họ cũng dồi dào sự quả cảm, quyết tâm và hăng say như tất cả thanh niên trên toàn thế giới.
Chính những người trẻ hôm nay sẽ là những người chủ của nền đại học ngày mai mà ta phải ra tay xây dựng từ bây giờ. Ngôi nhà tương lai sẽ được đặt trên vai họ, chính họ sẽ quyết định thành công của sự nghiệp. Chính họ, ngay từ hôm nay phải nhận lấy việc hợp nhất các nổ lực để mang đến cho Chính phủ sự hỗ trợ đồng bộ mà Chính phủ cần có để có thể làm tốt nhiệm vụ khó khăn của mình.
Huy động những nhà khoa học trẻ Việt Nam trong một nỗ lực như vậy rõ ràng là một nhiệm vụ quốc gia cấp bách. Những người trẻ trong từng nhóm, từng phòng thí nghiệm, từng viện nghiên cứu cần phân tích và phát biểu các yêu cầu của mình trong một tinh thần xây dựng và thực tế nhất. Những cuộc hội thảo để có được những trao đổi như vậy không thiếu và ở nơi nào còn thiếu thì việc tổ chức ra chúng cũng chẳng khó khăn gì. Các nhà khoa học trẻ Việt Nam cần sớm có ý thức về vai trò của mình trong việc xây dựng nền đại học mới, thắng sự e dè và vứt bỏ thái độ thụ động mà họ đã quen. Họ phải ý thức rằng các giải pháp cho những bài toán của họ không bỗng dưng có sẵn tự trên trời rơi xuống, rằng chính họ phải bày tỏ, phải sáng tạo ra chúng. Không có sự tham gia tích cực của họ Chính phủ sẽ bất lực khi phải một mình xây dựng chính sách giáo dục bậc cao và nghiên cứu mà quốc gia đang cần.
Một số người có thể thấy những lời nói này, từ miệng một người nước ngoài, là hỗn hào, thậm chí ngạo mạn. Tôi hy vọng mười năm tôi đã cống hiến cho việc đào tạo các sinh viên trẻ Việt Nam đã đủ để làm quên đi màu hộ chiếu của tôi. Xin họ tin ở sự khiêm nhường sâu sắc thấm đượm trong những lời phát biểu của tôi: niềm tin chắc tôi đã đặt trong những lời nói ấy, tôi biết rõ, không đảm bảo cho tôi tránh được sai lầm và tôi không hề có được sự sáng suốt đặc biệt nào cho phép tôi tin rằng mình hoàn toàn đúng.
Pierre Darrinlat (Theo Sài Gòn Tiếp thị)

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2010

Sự ra đời và những nội dung triết lý căn bản của Phật giáo (p1)

Phn 1:
Đạo Pht và nhng ni dung tư tưởng cơ bn ca pht giáo
 
1. Hoàn cnh Ấn Độ trước khi ra đời đạo Pht.
Là một bán đảo lớn nằm ở phía nam châu Á, Ấn Độ được ví như một tam giác hay “củ khoai lang” khổng lồ cắm vào đại lục Á châu. Phía bắc ấn Độ là dãy Himmalaya dài trên 2.500 Km sừng sững ngăn cách ấn Độ với vùng Trung Á. Nó được coi là bức tường thành vững chắc phân chia khí hậu của ấn Độ. Ba mặt còn lại của ấn Độ giáp với biển ấn Độ Dương làm cho vùng đất này hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ thông thương được bởi một số đèo nhỏ ở phía bắc và một số eo vịnh đường biển. Chính điều này làm cho lịch sử ấn Độ cổ đại có những đặc điểm khác các quốc gia cổ đại khác trên thế giới.
Toàn bán đảo ấn Độ được chia thành 3 vùng với những đặc điểm khác nhau rõ rệt. Khu vực phía Bắc gồm dãy Himmalaya và thung lũng Catxmia khổng lồ. Vùng đồng bằng sông ấn và sông Hằng rộng lớn là đồng bằng lớn vào bậc nhất thế giới và là vựa lúa lớn nhất châu Á. Sông ấn dài khoảng 3000 Km, sông Hằng dài hơn 3000 Km. Hai con sông này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của lịch sử ấn Độ. Nhà nước ấn Độ sơ khai ra đời tại đồng bằng những con sông này. Phía nam là cao nguyên Đêcan rộng lớn khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho sự phát triển nghề nông trồng lúa nước nhưng lại có nhiều khoáng sản và đất đai lại thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp.
Khí hậu ấn Độ có sự phân hóa cách nhật rõ rệt ở từng vùng. Vùng núi phía Bắc thời tiết lạnh, khô. Các đỉnh của dãy Himmalaya luôn có tuyết ngự trị. Người ấn Độ tin tưởng rằng chính trên đỉnh những dãy núi quanh năm tuyết phủ đó là nơi ngự trị của các thần linh như thần Brama – Visnu – Shiva…Vùng đồng bằng ấn – Hằng rộng lớn bao la được trời phú cho khí hậu tốt đẹp hơn những vùng khác nhưng nhiệt độ ở vùng này chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm (ngày có thể gần 40 0 nhưng đêm chỉ còn dưới 100) và giữa các mùa cũng vậy (mùa đông nhiệt độ chỉ khoảng 200 nhưng mùa hè tì lên đến 40 - 450). Vùng cao nguyên Đêcan ở phía nam quanh năm nóng nực nhưng nhiệt độ lại không cao và độ dao động không lớn như hai vùng trên.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của ấn Độ rất phong phú và đa dạng: có núi cao – biển rộng – sông dài; có đồi núi – cao nguyên -  sa mạc và đồng bằng phì nhiêu. Những điều kiện tự nhiên đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nền văn minh của ấn Độ: ở miền bắc phát triển hơn miền nam; vùng ven biển phát triển hơn trong lục địa hình thành nên sự phân chia địa vị con người trong xã hội ấn Độ cổ đại và tồn tại cho đến tận ngày nay. Có thể nói không nơi nào trên thế giới lại có sự phân chia khắc nghiệt về địa vị con người hơn ở đây.
Vấn đề dân cư của Ấn Độ vô cùng phức tạp. Cho đến nay không thể lý giải một cách đầy đủ và chính xác được nguồn gốc cư dân của quốc gia này vì sự pha trộn và đồng hóa tộc người ở đây diễn ra rất mạnh mẽ. Gần đây, dựa vào những thành tựu của Cổ nhân loại học, Dân tộc học…, các nhà khoa học mới chỉ phác thảo ra được những nét lớn đầu tiên về nguồn gốc dân tộc ấn Độ như sau:
Cư dân cổ nhất và xuất hiện sớm nhất ở ấn Độ có lẽ là người da đen thuộc chủng Negroit với đặc điểm là da đen, tóc quăn, môi dầy. Sau đó là người Vdavida thuộc chủng Oxtraloit: da nâu, tóc thẳng đen. Họ di cư vào đây khoảng thiên niên kỷ III T.Cn với sự tiến bộ của công cụ lao động đồ đồng thau. Họ chính là chủ nhân của nền văn minh đầu tiên của ấn Độ. Ngày nay, người Vdavida chiếm khoảng 20% dân số ấn Độ.
Vào giữa thiên niên kỷ II T.Cn, một bộ phận người Arya da trắng nói ngữ hệ ấn Âu tràn vào đồng bằng sông ấn và sau đó là sông Hằng. Những cuộc di cư đó diễn ra liên tục trong một thời gian dài làm cho dân số người Arya đông lên. Hiện nay, họ chiếm khoảng 70% dân số ấn Độ. Sau đó, vùng đất rộng lớn ấn Độ liên tiếp đón nhận những cư dân mới là người ả Rập – Hung Nô - Mông Cổ đến định cư.
Tất cả những tộc người này trong quá trình sinh sống đã đồng hóa tạo thành một sự pha trộn văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng thành dân tộc ấn Độ ngày nay.
2. Khái quát v lch s n Độ trước khi đạo Pht ra đời.
Gọi là nền văn minh sông ấn do tìm thấy dấu tích khảo cổ ở lưu vực con sông này: hay còn gọi là văn minh Harapa – Mohengiôđagô theo tên các di chỉ khảo cổ phát hiện ở 2 thành phố
Trước đây người ta cho rằng lịch sử của ấn Độ bắt đầu khi người Arya tràn vào ấn Độ. Nhưng nay nhờ vào thành tựu của khảo cổ học được khai quật vào năm 1921 – 1922 phát hiện được ở 2 thành phố này những nền nhà, cung điện, lăng tẩm vùi sâu trong cát và hơn 3000 con dấu khắc những phù hiệu khác nhau giống chữ tượng hình, công cụ lao động…. những di tích ở 2 thành phố này cho ta những nét cơ bản về lịch sử ấn Độ từ thiên niên kỷ II đến thiên niên kỷ II T.Cn.
            Về trình độ phát triển thời kỳ này cư dân ấn Độ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng đồng thau. Những xương trâu – bò và ngũ cốc cũng được phát hiện tại hai di chỉ khảo cổ học trên cho thấy hoạt động kinh tế cư dân ấn Độ là nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc gia cầm. Họ cũng đã biết đến nghề  thủ công làm đồ gốm và đồ trang sức, công cụ lao động sản xuất. Những dấu tích của nghề này như những mảnh gốm nung, đồ trang sức cho thấy thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Bên cạnh đó, các nhà Khảo cổ học còn tìm thấy những quả cân bằng đá và đi đến nhận định rằng hoạt động buôn bán cũng đã xuất hiện và khá phát triển.
Như vậy, tất cả những phát hiện quý báu trên cho phép chúng ta suy đoán về xã hội ấn Độ cổ đại bắt đầu từ 3000 năm đến 1500 năm T.Cn và chủ nhân của nền văn hóa đầu tiên này là do người Vdavida xây dựng nên. Đây là một trong những nền văn hóa, văn minh cổ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng giữa thiên niên kỷ II T.Cn, nền văn hóa này đi vào lụi tàn tất cả chìm vào trong cát bụi.
Cho đến nay có nhiều ý kiến về sự biến mất của nền văn hóa này:
+ Do sự xâm nhập của người Arya.
+ Do mâu thuẫn giữa bội bộ những người Vdavida.
+ Do lũ lụt của con sông ấn tàn phá (do các nhà khảo cổ tìm thấy 2 thành phố này nằm trong cát bụi song không thể xác định vào thời gian nào thì bị phá hủy).
+ Do hạn hán – khô nóng kéo dài sa mạc hóa cả vùng rộng lớn trong đó có 2 thành phố.
+ Do xảy ra vụ thiên thạch rơi tàn phá rơi vào quyên lãng. Nếu như vậy thì không thể còn nguyên vẹn như đã khai quật.
Vào khoảng giữa thiên niên kỷ II. T.CN, những bộ lạc người Arya đã xâm nhập vào ấn Độ. Họ đến mảnh đất mới này khi nền văn hóa của người Vdavida đang đi vào tàn lụi. Người Arya là những cư dân chăn nuôi du mục chưa có tổ chức nhà nước đang ở tình trạng liên minh các bộ lạc với chế độ dân chủ quân sự trình độ thấp kém hơn người Vdavida rất nhiều.
Cuộc xâm nhập của người Arya diễn ra dài 2 –3 thế kỷ. Lúc đầu chỉ là những đợt di dân hòa bình. Càng về sau, dân số người Arya ngày càng đông nên đã dẫn đến xung đột với người bản địa Vdavida để tranh giành vùng đất màu mỡ của hai con sông. Trong cuộc tranh giành nguồn sống lâu dài này, người Arya đã đẩy người Vdavida bản địa xuống phía Nam làm chủ lưu vực sông ấn rồi tràn qua sông Hằng. Đến đây, người Arya đã làm chủ toàn bộ những khu vực giàu có và thuận lợi nhất.
Cùng sự xâm nhập, người Arya đã xây dựng những trung tâm văn hóa của họ ở lưu vực sông Hằng. Và như vậy, nền văn minh ấn Độ chuyển từ sông ấn sang sông Hằng. Người Arya đã xây dựng hàng loạt các tiểu quốc của mình ở dọc lưu vực sông Hằng trong đó có 2 quốc gia hùng mạnh nhất là Magada và Kosala. Chính sự ra đời các tiểu quốc này đã thúc đẩy người Arya làm nên những thành tựu của nền văn minh sông Hằng - nền văn minh thứ hai trong lịch sử ấn Độ cổ đại.
Khi tràn vào ấn Độ, người Arya lạc hậu hơn người Dravida bản địa. Để thống trị người Đraviđa, họ đã tạo ra hệ thống những quan điểm ngăn cách và thần thánh hoá chúng thành chế độ phân biệt đẳng cấp dựa trên màu da gọi là chế độ Varna (còn gọi là chế độ chng tính). Không ở đâu sự phân chia đẳng cấp lại diễn ra dai dẳng và khắc nghiệt như ở ấn Độ.
Chế độ đẳng cấp Varna chia xã hội ra thành những tầng lớp với địa vị, quyền lợi khác nhau:
+ Đẳng cp Braman: là những tăng lữ. Theo đạo Bà la môn, họ được thần Brama tạo ra từ miệng. Họ có nhiệm vụ giảng dạy kinh Vêđa và cúng tế các thần thánh. Đây là đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội ấn Độ cổ đại.
+ Đẳng cp Ksatrya: là tầng lớp quý tộc vũ sỹ. Họ có nhiệm vụ cai trị dân và dâng lễ vật cho thần thánh. Đẳng cấp này được tạo ra từ cánh tay của thần Brama.
+ Đẳng cp Vaisya: là tất cả những người bình dân Arya. Họ có nhiệm vụ lao động sản xuất ra của cải vật chất, cung cấp những thứ cần thiết cho những đẳng cấp trên. Theo đạo Bà la môn, đẳng cấp Vaisya được tạo ra từ bắp đùi thần Brama.
+ Đẳng cp Sudra: là tất cả những người Đraviđa bị thống trị. Họ được tạo ra từ gót chân của thần Brama cho nên họ không có bất kỳ quyền lợi gì mà phải làm thuê để sống và phục vụ những đẳng cấp trên.
Trong 4 đẳng cấp thì 3 đẳng cấp trên là người Arya thống trị còn đẳng cấp thứ tư là toàn bộ những người Dravida bị trị. Về quan hệ, giữa những đẳng cấp này có những quy định rất nghiêm ngặt, đặc biệt là ba đẳng cấp trên với đẳng cấp thứ tư.
Tuy nhiên, trong xã hội ấn Độ cổ đại, ngoài bốn đẳng cấp trên còn có một tầng lớp người không được coi là người. Họ không được sống trong làng, không có quyền có tài sản, con cái, không được vào làng vào ban ngày và làm những việc mà bốn đẳng cấp trên cho là nhơ bẩn, ô uế… Đó là tầng lớp Parya. Họ là kết quả của những cuộc tình trai gái khác đẳng cấp. Họ bị xã hội khinh rẻ và cấm không được động chạm đến bốn đẳng cấp trên (kể cả hình bóng của 4 đẳng cấp trên cũng không được dẫm đạp lên). Họ là những kẻ “cm s mó”.
Chính tên của tầng lớp người “cấm sờ mó” Parya sau này được Nguyễn Ái Quốc lấy làm tên cho tờ báo viết về nhân dân các thuộc địa: Le Paria (tức những người cùng khổ).
Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Varna là bộ luật hà khắc Manu do giai cấp thống trị người Arya đặt ra. Chế độ đẳng cấp Varna là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công…..tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại. Chế độ này tồn tại dai dẳng và là một nét độc đáo của lịch sử xã hội ấn Độ. Và đạo Bàlamôn đã ra đời để nhằm duy trì sự trường tồn của chế độ đẳng cấp Varna trong xã hội.
Sau này khi đạo Phật ra đời, đạo Bàlamôn đã phải tự cải biến cho thích hợp thành đạo Hin đu giáo hay còn gọi là ấn Độ giáo. Và, chế độ đẳng cấp Varna cũng vì thế mà đỡ khắc nghiệt hơn cải biến thành chế độ đẳng cấp Cacta: chế độ phân biệt dòng dõi, giai cấp theo nghề nghiệp, sở thích…
Đạo Bàlamôn xuất hiện từ thiên niên kỷ I. T.Cn khi người Arya làm chủ phần lớn bán đảo ấn Độ hình thành trên cơ sở nhiều tín ngưỡng nguyên tủy không có người sáng lập. Giáo lý của đạo này nằm trong kinh Vê đa.
V ni dung:
Đạo Bàlamôn thờ thần Brama là chúa tể các thần và cảu muôn loài. Thần là đắng tối cao sáng lập ra vận vật và vũ trụ. Đặc biệt, thần đã tạo ra chế độ đẳng cấp Varna bao gồm bốn đẳng cấp. Bằng truyền thuyết về sự sáng tạo ra các đẳng cấp trên. Đạo Bàlamôn đã góp phần đặc biệt trong việc khoác lên chế độ đẳng cấp Varna một tấm áo siêu linh màu sắc thần bí mà con người không thể cưỡng lại được.
Dưới thần Brama là thần Visnu và Shiva. Người ấn Độ rất yêu quý hai vị thần này do quan niệm mọi sự vật đều sinh ra và mất đi  tái tạo lại. Brama có nghĩa là “đầu tiên”, “hơi thở”, “đấng tối cao”. Thần có thể biến dạng thành nhiều hình thể khác nhau như người năm đầu, … thường ngồi trên quả trứng hoặc con rắn…
Đạo Bàlamôn tuyên truyền cho sự tuyệt đối không bao giờ thay đổi của 4 đẳng cấp trong xã hội ấn Độ cổ đại, bảo trợ cho sự bất bình đẳng tồn tại.
Tuyên truyền cho thuyết luân hồi và điểm báo: sau khi con người chết đi có thể đầu thai vào kiếp khác. Kẻ nào ở kiếp này tội lỗi chống lại giai cấp thống trị hoặc không tin vào thần thánh thì kiếp sau bị đày xuống tầng lớp dưới hoặc bị biến thành súc vật nhằm ngăn chặn sự phản kháng của các đẳng cấp thấp, duy trì chế độ xã hội đương thời với sự thống trị của người Arya.
Đạo Bàlamôn thực hiện tế lễ rất xa xỉ, giết chết hàng trăm – hàng ngàn gia súc gọi là lễ hiến sinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lao động sản xuất và đời sống nhân dân ấn Độ cổ đại (ban đầu trong lễ hiến tế của đạo này còn giết cả người). Họ quan niệm giết gia súc và dâng đồ hiến tế nhiều bao nhiêu thì được thần linh phù hộ bấy nhiêu.
Như vậy, đạo Bàlamôn ra đời cùng chế độ đẳng cấp Varna và luật Manu nhằm bảo vệ những đặc quyền của giai cấp trên của người Arya và uy hiếp tinh thần của các đẳng cấp dưới, đặc biệt là đẳng cấp Sudra vốn là cư dân Vdavida bản địa, ngăn chặn mọi sự chống đối, phản kháng của đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên. Trong bối cảnh đó, trào lưu chống lại chế độ đẳng cấp (còn gọi là chế độ chủng tính) ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt khi các nhà nước cổ đại ra đời, trào lưu phản ứng chống lại chế độ đẳng cấp Varna và đạo Bàlamôn ngày một khốc liệt trong cư dân ấn Độ cổ đại thuộc những đẳng cấp dưới.
Thực chất của phong trào đấu tranh này là nhằm chống lại sự miệt thị, phân chia chủng tộc giữa người xâm lược và người bị xâm lược, giữa người Arya trình độ văn minh thấp và người Vdavida trình độ văn minh cao. Lúc này do sự phát triển về kinh tế, văn hoá và xã hội, đẳng cấp Ksatrya dần nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Họ thấy cần thiết phải đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí xứng đáng hơn. Còn hai đẳng cấp Vaisya và Sudra cũng do kinh tế phát triển, đời sống của họ được cải thiện khá hơn nên đòi hỏi cần có sự cải thiện ít nhiều về thân phận của mình trong xã hội. Dần dần những mâu thuẫn trong xã hội vốn ấp ủ lâu đã bộc phát thành một trào lưu, một phong trào nhằm chống lại “cái xiềng” chế độ đẳng cấp Varna do đạo Bàlamôn và luật Manu bảo trợ.
Xuất phát từ những mâu thuẫn trên, vào thế kỷ VI. Tcn, đạo Jaina (còn gọi là đạo Thiền) và các trường phái triết học duy vật sơ khai chống lại chế độ đẳng cấp đã ra đời. Đạo Jaina chủ trương rằng con người muốn siêu thoát thì hành động và suy nghĩ phải đúng đắn trong sáng không được ham muốn quá nhiều.
Cũng trong hoàn cảnh đó, đạo Phật đã ra đời và ảnh hưởng sâu sắc từ giáo lý của đạo Jaina. Ngay từ đầu, đạo Phật ra đời chưa phải là một tôn giáo đúng nghĩa mà thực chất nó là một phong trào cải cách xã hội. Bởi vì, đạo Phật chủ trương thay đổi lại vị trí của con người trong xã hội, đòi hỏi quyền cho các giai cấp dưới được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo chứ không chỉ thuộc về đẳng cấp trên Braman.
Bên cạnh đó, đạo Phật ra đời còn do nhu cầu của sự phát triển xã hội. Các quốc gia sơ khai của người Arya hình thành nhiều đã đặt ra vấn đề cần phải thống nhất không chỉ về lãnh thổ đất nước mà còn về tư tưởng, tôn giáo. Trong khi đó, tín ngưỡng đa thần giáo lại tồn tại rất phổ biến ở mỗi tiểu quốc, mỗi cộng đồng người. Và như vậy, đạo Phật ra đời không chỉ là một yêu cầu bức thiết của xã hội mà còn là đòi hỏi của lịch sử.

Sự ra đời và những nội dung triết lý căn bản của đạo Phật (tiếp)

Phần 2
Sự ra đời và nội dung tư tưởng cơ bản của Phật giáo

1. S ra đời ca đạo Pht.
Vào thế kỷ 6 T.Cn, đạo phật – 1 trong 3 tôn giáo lớn của nhân loại - đã ra đời ở ấn Độ. Khác với các tôn giáo thế giới khác cho rằng thần thánh, thượng đế, hay đấng cứu thế sáng lập ra như Môhamét của đạo Ixlam (chúng ta quen gọi là đạo Hồi - đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc), chúa Jesu của đạo Kytô,… Người sáng lập ra đạo Phật là một con người có thật trong lịch sử nhân loại.
Người sáng lập đạo Phật là hoàng tử con vua Sudodana, một tiểu quốc của người Arya là Kapilavaxta. Tên của ông là Sitdata Gotama (phiên âm Hán Việt: Tất Đạt Đa), tên tục là Sakia Muni (Sakia nay thuộc Nêpan; Muni nghĩa là vắng lạng, nhân từ). Sakia Muni tức là người nhân từ từ xứ Sakia (phiên âm Hán – Việt tức là Phật Thích Ca Mầu ni).
Theo quan niệm của Phật giáo, trước khi là hoàng tử, đức Phật nhân từ của chúng ta có rất nhiều tiền kiếp (547 tiền kiếp). Trước khi đầu thai thành hoàng tử, đức Phật có tiền kiếp là con voi trắng 6.
Khi Phật đầu thai làm hoàng tử có 108 vị đạo sĩ của Bàlamôn đến cầu nguyện và nói: lớn lên hoàng tử sẽ trở thành một nhà vua anh minh hoặc thành một nhà hiền triết đắc đạo. Điều này đã làm cho vua cha lo lắng nghĩ mọi cách tổ chức cuộc sống xa hoa cho con mình. Khi hoàng tử lớn lên, nhà vua lấy vợ cho và từ đấy mới đỡ lo lắng về việc mà nhà vua không muốn xảy ra với đứa con của mình. Trong một lần được phép vua cha cho đi săn và đây cũng là lần đầu tiên hoàng tử Sidata Gotama được ra khỏi cung cấm, ông đã rất suy nghĩ khi gặp những cảnh: người phụ nữ đau đớn vật vã trong khi sinh – một cụ già chống gậy hành khất dọc đường – người ốm đau tật và những đám tang. Ông ngẫm nghĩ nhằm tìm ra câu hỏi: Tại sao con người lại bị vướng vào vòng sinh – lão – bệnh – tử? Con người phải làm gì để thoát khỏi sự khổ đau?
Do chưa tìm ra lời giải nên Sitdata Gotama đã quyết định đi tu để tìm ra chân lý về nỗi khổ và cách giải thoát nỗi khổ. Ông ngồi thiền dưới một gốc cây bồ đề trong vòng 6 năm và đã tìm ra chân lý của nỗi khổ đau cũng như con đường để giải thoát nỗi khổ đau của con người. Ngày phật mất, Phật giáo thế giới lấy mốc là năm 624. Tcn. Tuy nhiên khoa học lịch sử thì khẳng định rằng ngày mất của đức Phật là vào năm 544 T.Cn.
2. Ni dung tư tưởng triết lý cơ bn ca đạo Pht.
Nội dung tư tưởng của đạo Phật thể hiện trong lời nói của đức phật: “trước kia và ngày nay ta ch nêu ra và lý gii các chân lý v các ni đau kh và gii thoát các ni đau kh. Cũng như nước ca đại dương ch có mt v mn. Hc thuyết ca ta ch có mt v, đó là s cu vt”. Như vậy, hạt nhân triết lý cơ bản của đạo phật là đề cao tình yêu thương của con người đối với chúng sinh tập trung ở trong “tam tạng kinh điển”.
Tam tng kinh đin gm:
Kinh Tng: đây là bộ kinh ghi lại những lời dạy của đức Phật khi còn sống do đệ tử của người là A – nan - đa tập hợp trong lần tập kết kinh điển lần thứ nhất. Bộ Kinh Tạng gồm có: Trung bộ kinh; Tương ứng bộ kinh; Tăng bộ kinh; Tiểu bộ kinh.
Lun Tng: là sách ghi chép về giới luật do Phật định ra làm khuân phép cho các đệ tử, nhất là giới tu hành noi theo. Điểm khác biệt rõ nét nhất về giáo lý với các đạo khác chính là ở bộ kinh Luận Tạng này.
Lut Tng: là bộ kinh được các đại đệ tử của đức Phật ghi lại sau khi người qua đời. Mục đích của Luật Tạng là nhằm giới thiệu giáo lý của đạo Phật một cách hệ thống và phê bình, uấn nắn những hiểu biết sai trái về đức Phật.
Bên cạnh đó, tư tưởng triết học Phật giáo còn ảnh hưởng sâu sắc tín ngưỡng đa thần của người Arya, đặc biệt là ảnh hưởng triết lý từ đạo Bàlamôn như thuyết nhân – quả, thuyết luân hồi nghiệp báo. Chính vì những yếu tố này mà về sau đạo Phật bị lên án, phê phán là tiêu cực, thủ tiêu đấu tranh giai cấp.
Nội dung tư tưởng triết lý cơ bản của đạo phật được thể hiện ở hai vấn đề chính là quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan.
Th nht, quan nim ca Pht giáo v thế gii quan.
Về thế giới quan, tư tưởng của Phật giáo tập trung ở những mặt cơ bản sau:
Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thể giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật trong vũ trị gọi là “vạn pháp” không do bất kỳ một thần linh nào tạo ra bằng những phép màu mà là do những phần tử vật chất nhỏ bé nhất tạo nên. Những vật chất nhỏ bé đó được gọi là “bản thể” hay ‘thực tướng”. Đây được xem như là nội dung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác.
Vô thường: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ bao la không đứng yên, không bất biến mà nó luôn luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng là: thành – trụ – hoại – không đối với vạn vật trong vũ trụ, và: sinh – trụ – dị – diệt đối với các sinh vật.
Phật giáo cho rằng: chết không phải là hết mà là chuẩn bị cho sự sinh thành mới. Sinh – diệt là hai quá trình diễn ra đồng thời trong từng sự vật hiện tượng, không gian và thời gian gọi là “sắc – không’
Thuyết Nhân – Duyên: Phật giáo cho rằng: tất cả mọi sự vật hiện tượng chuyển động không ngừng, biến đổi không ngừng và chịu sự chi phối bởi quy luật nhân duyên. Trong đó, nhân là một tạo quả còn duyên là phương tiện tạo ra tạo quả đó. Khi nhân duyên hoà hợp thì sự vật sinh. Khi nhân duyên tan rã thì sự vật diệt. Các nhân duyên trong sự vật hiện tượng tác động chi phối lẫn nhau.
Nội dung thế giới quan của đạo phật tập chung chủ yếu ở thuyết “duyên khởi” gồm 12 cái nhân duyên (nhị thập nhân duyên). Đó chính là nguyên nhân gây ra mọi nỗi khổ đau. Nhân duyên được phân ra thành nhân (nguyên nhân) – duyên (hậu quả, kết quả) có quan hệ mật thiết với nhau. Cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại.
Quan niệm về sự vật hiện tượng trong thế giới, đạo Phật đưa ra “sắc – không” để chỉ những sự vật có hình tướng mà con người có thể nhận thức được (sắc) và những sự vật không có hình tướng con người không thể nhận biết được.
Quan nim v thi gian và không gian:
Đạo Phật cho rằng: thời gian là vô cùng và không gian là vô tận. Khi xem xét từng sự vật hiện tượng, đạo Phật chủ trương phải đặt những sự vật hiện tượng đó trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Nghĩa là phải tìm hiểu sự vật hiện tượng từ điểm khởi đầu và kết thúc của nó.
Nói tóm lại với những quan niệm về thế giới quan ở trên, tư tưởng triết lý đạo Phật đã mang nhiều yếu tố duy vật tiến bộ.
Th hai. Quan nim ca Pht giáo v nhân sinh quan.
Đạo Phật cho rằng con người không phải do một thượng đế hay bất kỳ một đấng thần linh siêu nhiên nào tạo ra mà là do một “pháp” đặc biệt của thế giới tạo ra.
Pháp bao gồm hai phần là:
Phần sinh lý (còn gọi là “sắc uẩn”): là hình tướng được giới hạn trong xương, thịt, da. Những vật chất này được tạo ra từ bốn yếu tố: địa (đất) – thuỷ (nước) – hoả (lửa) – phong (gió). Trong đó, địa tạo nên phần cứng trong cơ thể như phần xương, lông, tóc, lục phủ ngũ tạng; Thuỷ tạo ra máu, mồ hôi…; Hoả tạo ra nhiệt cho cơ thể; Phong tạo ra khí thở…
Phần tâm lý (tinh thần ý thức): được tạo bởi tứ uẩn: Thụ – tưởng – hành – thức và được biểu hiện bởi “thất tình”, cụ thể như sau: ái – ố – hỉ – nộ – ai – lạc – dục.
Theo đạo Phật, phần tâm lý muốn tồn tại phải luôn dựa vào phần sinh lý. Bên cạnh đó, con người còn phải tuân theo “sinh – trụ – di – diệt” và sự giả hợp của “ngũ uẩn”. Khi ngũ uẩn hoà hợp thì còn người tồn tại và ngược lại thì con người chết, bị huỷ diệt.
Nội dung tư tưởng, triết lý cơ bản của Phật giáo thể hiện rõ nhất ở  “tứ diệu đế” - tức là 4 chân lý huyền diệu cao siêu để giải thoát nỗi khổ của chúng sinh gồm: Khổ Đế – Tập Đế – Diệt Đế - Đạo Đế. Đức Phật khẳng định: “trước kia và ngày nay ta ch nêu ra và lý gii các chân lý v các ni đau kh và gii thoát các ni đau kh. Cũng như nước ca đại dương ch có mt v mn. Hc thuyết ca ta ch có mt v, đó là s cu vt
+ Kh đế:
Là chân lý bàn về các nỗi khổ của con người. Đạo phật cho rằng cuộc sống con người là khổ ải. Khổ đau là tuyệt đối, là bản chất của sự tồn tại của cuộc sống. Cuộc sống của chúng sinh là bể khổ. Trong các nỗi khổ mà từng chúng sinh phải chịu đựng có bốn nỗi khổ lớn gọi là “tứ khổ”: sinh – lão – bệnh – tử khổ.
Ngoài ra, Phật giáo còn khẳng định nỗi khổ của chúng sinh tồn tại ở những dạng khác như:
Ái biệt ly khổ: tức yêu nhau mà không được ở gần nhau là khổ;
Sở cầu bất đắc khổ: tức mong muốn mà không được như ý là khổ;
Ngũ thủ uẩn khổ: tức các cơ quan của cơ thể không hoàn thiện là khổ;
Oán tăng hội khổ: tức là thù ghét là khổ;
Thân là gốc của nỗi khổ;
Các thứ bệnh tồn tại trong cơ thể là khổ;
Chết vì nhiều nguyên nhân; bất hòa; khổ do ngoại cảnh gây nên mà không biết được lý do.
+ Tp đế.
Là sự tập hợp chứa đựng những chân tướng những sự khổ não, là nguyên nhân về các nỗi khổ đau. Đạo phật cho rằng nguyên nhân của khổ đau là do dục vọng – tham muốn của con người gây nên và đến khi chết vẫn phải chịu khổ đau. Tất cả những nỗi khổ đau mà chúng sinh phải gánh chịu là do “nhị thập nhân duyên” tạo ra mà khởi đầu là “vô minh”.
+ Dit đế.
Là chân lý về cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau. Đạo Phật cho rằng chúng sinh muốn thoát khỏi mọi sự khổ đau thì phải từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, sự giận giữ và mê muội.
Ham muốn hay dục vọng của con người là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi khổ đau còn nguồn gốc sâu xa là từ “nhị thập nhân duyê” mà bắt đầu từ “vô minh”. Cho nên theo đạo Phật, chúng sinh muốn diệt trừ nỗi khổ thì đầu tiên phải diệt trừ “vô minh’. Vì “vô minh” bị diệt thì trí tuệ mới sáng và hiểu rõ được bản chất sự tồn tại không còn dục vọng, không còn hành động sai quấy để tạo ra “nghiệp”. Và chỉ có như vậy, chúng sinh mới thoát khỏi nỗi khổ vòng luân hồi sinh – lão – bênh – tử.
+ Đạo đế.
Là chân lý về các con đường đúng đắn để giải thoát con người. Đây chính là xuất phát từ sự đúc kết quá trình tu hành đắc đạo của đức Phật.
Đạo Phật đưa ra lý luận về “tam học” là: giới - định – tuệ. Đây chính là quá trình tu hành để đạt đến giác ngộ.
Giới: là những điều cấm quy định với những người tu hành để không phạm sai lầm do thân và ý tạo ra.
Định: là phương pháp làm cho người tu hành không tán loạn phân tâm, loại trừ ý nghĩ sai lầm tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng.
Tuệ: là yêu cầu đòi hỏi phải có trí tuệ sáng suốt để diệt trừ vô minh, tham dục. chỉ có như vậy mới diệt trừ được nỗi khổ.
Trong ba yếu tố trên, Giới được nhà Phật coi là quan trọng nhất, ngăn cản con người không phạm vào “ngũ giới” (còn gọi là năm điều cấm) là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không bịa đặt, không uống rượu để định và tuệ phát sáng.
Theo đạo Phật, gồm có tám con đường – cách để giải thoát nỗi khổ gọi là “bát chính đạo”.
Chính kiến: nhận biết đúng đắn.
Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
Chính ngữ: nói năng đúng đắn.
Chính nghiệp: hành động đúng đắn.
Chính mệnh: kiếm sống đúng đắn.
Chính tịnh tiến: nỗ lực đúng đắn, phải từ bỏ điều ác làm điều thiện.
Chính niệm: thương nhớ – tưởng nhớ đúng đắn. phải tập chung tâm và thần vào suy nghĩ, lời nói, hành động đúng.
Chính định: tập chung tinh thần vào một đạo đúng đắn.
Để theo đuổi được những con đường này và giải thoát mình khỏi mọi nỗi khổ đau, người tu hành phải thực hiện những điều kiêng kị là “ngũ giới”.
Như vậy, với những quan niệm triết lý về thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Phật cho thấy tất cả những quan niệm này nhằm chống lại đạo Bàlamôn, chốnglại sự bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cơ bản của triết lý Phật giáo mang nhiều yếu tố duy vật sơ khai tiến bộ gắn bó với cuộc sống của con người. Từ quan niệm trên, đạo Phật không thừa nhận xã hội có đẳng cấp. Đức phật nói rằng “không thđẳng cp trong nhng dòng máu cùng đỏ như nhau. Không thđẳng cp trong nhng git nước mt cùng mn như nhau”.
Về tích cực.
+ Chủ trương giải thoát con người khỏi những nỗi khổ đau; thực hiện bình đẳng giữa các chúng sinh chống lại quan điểm phân biệt đẳng cấp, khuyên con người phải thương yêu lẫn nhau. Đây chính là tư tưởng nhân văn cao cả phù hợp với đại bộ phận nhân dân bị áp bức, đáp ứng nhu cầu của xã hội đương thời và chống lại chế độ đẳng cấp Vacna hà khắc. Và trên thực tế, đạo Phật góp phần làm loãng rất nhiều quan niệm khắt khe của đạo Bàlamôn và Vacna.
+ Trong hoàn cảnh xã hội ấn Độ thời cổ đại, đạo Phật đã đề ra được lý thuyết về con đường giải thoát về mặt ý thức. Điều này làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vì tìm thấy ở đạo này một sự an ủi, một niềm tin vào tương lai.
+ Nghi lễ đạo phật rất đơn giản, điều này phù hợp với hoàn cảnh của người dân lao động nghèo khổ thuộc các đẳng cấp dưới cho nên nó được hưởng ứng nhiệt tình. Đạo phật phản ánh tình yêu thương đồng loại.
Về tiêu cực.
Giáo lý của đạo phật về nguồn gốc các nỗi khổ đau không phù hợp với thực tế. Học thuyết tự tu dưỡng của đạo Phật không góp phần làm giảm mâu thuẫn xã hội mà đẩy mâu thuẫn đó lên đỉnh cao của nó. Và đương nhiên những tư tưởng của đạo Phật không hợp với một xã hội còn đầy dẫy những bất công trong xã hội ấn Độ cổ đại bấy giờ.
Nhưng xét cho cùng, sự ra đời của đạo Phật với những tư tưởng triết lý cơ bản trên cũng đã có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong xã hội ấn Độ cổ đại chống lại những luật lệ hà khắc do chế độ đẳng cấp Varna, luật Manu và đạo Bàlamôn tạo nên. Chính vì lẽ đó, đạo Phật ra đời nhanh chóng phát triển mạnh mẽ về số lượng tín đồ và trở thành tôn giáo thế giới. Và đương nhiên, những nhà sư chân đất với màu vàng thánh thiện của Phật đã tiếp tục sự nghiệp giải thoát nỗi khổ đau của con người.
Sau khi đức Phật về cõi cực lạc, trên cơ sở của sự phát triển Phật giáo, các đệ tử cảu Phật đã định kỳ họp lại. Tại các cuộc họp về sau càng bất đồng ý kiến giữa các chư tăng, thượng toạ về việc hiểu và giảng chú kinh Phật. Xuất phát từ nguyên nhân này mà trong bản thân tôn giáo này đã có sự phân chia dẫn đến hình thành các tông phái khác nhau:
Phái của các vị trưởng lão, gọi là phái Thượng Toạ (Theravada) theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điểm, giữ nghiêm giới luật. Phật tử chỉ giác ngộ được cho bản thân mình, chỉ thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đắc đạo chỉ lên được La Hán, thoát khỏi cảnh luân hồi, tai sinh.
Phần đông tăng chúng còn lại không tán đồng, họ công khai lập hội nghị riêng, lập ra phái Đại Chúng (Mahasangika), chủ trương không câu nệ cố chấp vào kinh điển, khoan dung, độ lượng trong việc thực hiện giáo luật, thu nạp rộng rái tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều Phật, nhân vật lý tưởng của phái là Bồ Tát.
Tại các lần tập kết lần thứ ba và thứ tư, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng và tự xưng là Đại Thừa (Mahayana), nghĩa là “cỗ xe lớn”, “con đường giải thoát lớn”. Còn phái Thượng Toạ được gọi là phái Tiểu Thừa, nghĩa là “cỗ xe nhỏ”, “con đường giải thoát nhỏ”.
+ Phái Nam Tông (hay còn gọi là phái Tiểu Thừa).
+ Phái Bắc Tông (hay còn gọi là phái Đại Thừa).
Từ hai tông phái này, Phật giáo lại chia nhỏ thành những tông nhánh khác. Trong đó, phái Nam Tông đi truyền bá sớm hơn sang vùng Đông Nam á cổ đại còn phái Bắc Tông thì truyền bá muộn hơn và địa bàn chủ yếu ở vùng Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Nhưng càng về sau thời Bắc thuộc và trung – cận đại, phái Bắc Tông càng phát triển mạnh dẫn đến quá trình truyền bá lại những nơi đã có Phật giáo: Phật giáo Nam Tông.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng là trí tuệ

Dương Hà Hiếu: Trong thực tế lịch sử Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đảm lãnh vai trò lịch sử giao phó, lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới nhắm tới mục tiệu "Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ - văn minh". Trong sứ mạng lịch sử mới đầy khó khăn gian khổ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất tiên phong của dân tộc, của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động đưa đất nước tiến lên gặt hái những thành công bước đầu. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng (1930 - 2010), tôi xin được trích dẫn toàn bộ bài nghiên cứu của GS Tương Lai viết về Đảng Cộng sản Việt Nam đăng trên http://tuanvietnam.net

Phải là Đảng của trí tuệ!

Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng là đảng của dân tộc

Dương Hà Hiếu: Trong thực tế lịch sử Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đảm lãnh vai trò lịch sử giao phó, lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới nhắm tới mục tiệu "Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ - văn minh". Trong sứ mạng lịch sử mới đầy khó khăn gian khổ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất tiên phong của dân tộc, của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động đưa đất nước tiến lên gặt hái những thành công bước đầu. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng (1930 - 2010), tôi xin được trích dẫn toàn bộ bài nghiên cứu của GS Tương Lai viết về Đảng Cộng sản Việt Nam đăng trên http://tuanvietnam.net 

Đảng phải là Đảng của dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng là đạo đức, là văn minh

DuongHaHieu's Blog: Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng là đạo đức, là văn minh

DuongHaHieu's Blog: Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng là đạo đức, là văn minh

Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng là đạo đức, là văn minh

Dương Hà Hiếu: Trong thực tế lịch sử Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đảm lãnh vai trò lịch sử giao phó, lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới nhắm tới mục tiệu "Dân giàu - nước mạnh - xã hội công bằng - dân chủ - văn minh". Trong sứ mạng lịch sử mới đầy khó khăn gian khổ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ bản chất tiên phong của dân tộc, của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động đưa đất nước tiến lên gặt hái những thành công bước đầu. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng (1930 - 2010), tôi xin được trích dẫn toàn bộ bài nghiên cứu của GS Tương Lai viết về Đảng Cộng sản Việt Nam đăng trên http://tuanvietnam.net
--------------------
ĐẢNG LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH
 Tác giả: Tương Lai

Bác Hồ nhắc nhở điều đó trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 ngày thành lập Đảng năm 1960. Một nửa thể kỷ đã trôi qua. Thời gian đã đủ để thấu hiểu sâu sắc về điều mong muốn ấy của Bác.
LTS: 3/2/2010, Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 80 tuổi. Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đây là Đảng Lao động Việt Nam) đã trải qua những chặng đường lịch sử hết sức vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày nay, sứ mệnh lịch sử đang đặt trên vai Đảng : là chính Đảng duy nhất lãnh đạo đưa đất nước lên một tầm cao mới, một nước Việt Nam "hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh". Chỉ như vậy, Đảng mới xứng đáng với niềm tin của dân tộc - người đã nuôi dưỡng, xây dựng và bảo vệ Đảng! Đó cũng là một đòi hỏi chính đáng khi Đảng là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước.
Nhân dịp này, Tuần Việt Nam giới thiệu loạt bài viết, hồi ức, suy ngẫm và kỳ vọng của các nhân sĩ, trí thức, những nhà lãnh đạo của Đảng. Mỗi người một góc nhìn, nhưng tất cả cùng chung một tâm huyết: làm gì để Đảng xứng đáng là Đảng của trí tuệ, Đảng là đạo đức, là văn minh.
Mở đầu, xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Tương Lai:
"Đảng là đạo đức, là văn minh"
Bác Hồ nhắc nhở điều đó trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 ngày thành lập Đảng năm 1960. Một nửa thể kỷ đã trôi qua. Thời gian đã đủ để thấu hiểu sâu sắc về điều mong muốn ấy của Bác. Để là đạo đức và văn minh, Đảng phải là Đảng của dân tộc Việt Nam, và để là Đảng của dân tộc Việt Nam thì Đảng phải là Đảng của trí tuệ Việt Nam. Nhân kỷ niệm 80 ngày thành lập Đảng, xin được nói lên những điều suy ngẫm về chủ đề lớn này trong bài viết dưới đây gồm 4 phần:
1.  Trở lại khái niệm về đảng
2.  Đảng phải là Đảng của dân tộc
3.  Đảng phải là Đảng của trí tuệ
4.  Đảng là đạo đức văn minh
"Đảng là đạo đức văn minh" Ảnh: hcmuaf.edu.vn
Bài 1: Trở lại khái niệm về Đảng
Từ đảng - ý thức đến đảng - tổ chức
Phải trở lại về khái niệm nhằm xác lập một cách nhìn nhận đảng như một thực thể chính trị, một phạm trù khoa học, để có sự phân tích mà không vướng vào một thói quen từ lâu được tạo ra, khiến khi nhắc đến đảng là động chạm đến một khái niệm được sùng kính kiểu "bái vật giáo" với từ "Đảng" viết hoa. Trên bình diện khoa học sẽ có cách lý giải vấn đề một cách khách quan hơn trong tiếp cận chân lý.
Xin bắt đầu bằng "Đường cách mệnh" xuất bản năm 1927, ở đó, Nguyễn Ái Quốc viết: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy."{1}
Có cái nhìn rộng ra hơn chút nữa, Đại Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa về các đảng chính trị như sau: "Nhìn chung, một đảng chính trị có thể được định nghĩa như thể là một tập thể xã hội tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân nhằm trực tiếp thực thi quyền lực, và tập thể này được tổ chức theo thời gian và không gian sao cho nó có thể vượt qua được ảnh hưởng cá nhân của người lãnh đạo. Định nghĩa này vận dụng ba yếu tố - nền tảng của đảng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của nó - mà người ta sẽ xem xét trước khi xem xét những đảng được định nghĩa như vậy được hình thành trong lịch sử như thế nào".
Xin bắt đầu từ C.Mác, xem thử với ông, khái niệm đảng được hình thành như thế nào: Trong các tác phẩm của ông, có thể nhận ra tư duy về đảng của C.Marx có sự vận động từ "đảng - ý thức" đến "đảng - tổ chức". Đây là dấu ấn ảnh hưởng triết học Hégel về "giai cấp tự nó" phát triển thành "giai cấp cho nó" tức là Đảng.
Khi giai cấp có ý thức tự giác về bản thân mình, về vị trí, thân phận và sứ mệnh lịch sử của mình, thì giai cấp trở thành Đảng.
Vì thế "đảng - ý thức" là nơi các nhà cách mạng "sáng suốt" [giống như thuật ngữ "tiên giác" trong truyền bá đạo lý của nhà Nho] truyền bá lý luận cách mạng và giáo dục công nhân, gắn lý luận với hành động. Từ "Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844" qua "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" cho đến lúc giải thể "Liên đoàn những người cộng sản" năm 1852, quan niệm của C. Mác về đảng của giai cấp vô sản ở quy mô quốc gia cũng như quy mô quốc tế chủ yếu là quan niệm về đảng - ý thức.
Nhưng sau đó, nhất là từ kinh nghiệm thất bại của Công xã Paris năm 1871 thì quan niệm về đảng chuyển rõ sang "đảng - tổ chức" lúc đầu còn có phần lỏng lẻo về sau ngày càng chặt, thể hiện rõ quan điểm Đảng Cộng sản là kết quả của sự kết hợp giữa lý luận cộng sản với phong trào công nhân(về sau Ph.Ăngghen gọi lý luận ấy là "học thuyết Mác").
Quan niệm về giai cấp
Để đi sâu vào vấn đề này, lại phải làm sáng rõ khái niệm giai cấp.
Cũng lại bắt đầu từ C.Mác. Thuật ngữ giai cấp được C.Mác sử dụng lần đầu tiên vào năm 1843, song phải đến 1846 với tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", được xem như là tác phẩm khai sinh hoc thuyết C.Mác, thuật ngữ này mới được ông sử dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên, có một điều mà những người nghiên cứu về C.Mác gọi là nghịch lý cũng từ  thuật ngữ này. Trong 2500 trang của bộ "Tư bản" viết về đấu tranh giai cấp, không có một câu nào định nghĩa giai cấp là gì!
Không đưa ra định nghĩa, song đọc kỹ toàn bộ tác phẩm của C.Mác, người ta có thể nhận thấy có 2 quan niệm khác nhau về giai cấp: một là, từ sau chế độ cộng đồng nguyên thuỷ, mọi xã hội của loài người đều là xã hội chia thành những giai cấp khác nhau; và hai là, chỉ trong xã hội tư bản mới có giai cấp. Trước đó, xã hội loài người chia thành đẳng cấp. Mà đẳng cấp thì đóng, cá thể hoá, người nào sinh ra ở đẳng cấp nào là suốt đời ở đó. Còn giai cấp thì mở, phi cá thể hoá, một người có thể chuyển từ giai cấp này sang giai cấp khác như kiểu "giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư " mà "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã nêu.
Thuật ngữ "giai cấp vô sản", một từ gốc la tinh, xuất hiện từ thời cổ La Mã, được Moses Hess sử dụng năm 1836 và phổ biến trong những người phái tả ở Đức, được C.Mác sử dụng đầu tiên năm 1843 và tiếp liền trong khoảng năm năm, thuật ngữ ấy mang nặng tính triết học. Chẳng hạn như: giai cấp vô sản là "giai cấp đang hình thành, của xã hội tư sản mà không phải của xã hội tư sản, chịu sự bất công tuyệt đối thuần khiết chứ không phải một sự bất công cụ thể, là sự xoá bỏ xã hội và sự xây dựng xã hội, là sự mất đi hoàn toàn chất người và sự chiếm lại hoàn toàn chất người".
Tính "trừu tượng triết học" ấy đưa đến những lý giải triết học về sứ mệnh của giai cấp vô sản và về chủ nghĩa cộng sản: "...sự ra đời của giai cấp vô sản với tư cách là giai cấp vô sản, nghĩa là sự khốn cùng đã nhận thức được sự khốn cùng tinh thần và thể xác của mình, là tình trạng phi nhân tính đã nhận thức được tình trạng phi nhân tính của mình, do đó mà tự tiêu diệt mình". {2}
Và vì thế, "Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xoá bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu-sự tự tha hoá ấy của con người- và do đó với tính cách là sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con người...Nó là sự giải quyết câu đố của lịch sử và biết rằng nó là sự giải quyết ấy" {3}.
Bắt đầu từ "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", quan niệm của C.Mác về giai cấp vô sản đã "kinh tế" hơn, "chính trị"  hơn, thiết thực hơn, và là sự khẳng định giai  cấp vô sản xuất hiện như  tác nhân chính trên sân khấu của lịch sử.
Tuy nhiên, dần dần C.Mác đã thay thuật ngữ giai cấp vô sản (quyển I bộ "Tư Bản") bằng thuật ngữ "giai cấp công nhân" (quyển II, quyển III và quyển IV bộ "Tư Bản") để rồi dần dần thay thế thuật ngữ "giai cấp vô sản" hay "giai cấp công nhân" bằng thuật ngữ "những người làm công ăn lương" (quyển III, bộ "Tư Bản") và về cuối đời, C.Mác sử dụng một khái niệm đã xuất hiện trong tác phẩm "Nội chiến ở Pháp" viết năm 1871: khái niệm "giai cấp những người sản xuất".
Có thể đọc thấy khái niệm đó trong "Lời nói đầu viết cho Bản Cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp" đăng trên tờ "Égalité" ngày 30.6.1880 và tờ "Le Prolétaire" ngày 10.7.1880, ba năm trước khi C.Mác qua đời mà về sau này, những nhà nghiên cứu Mácxít xem đó như là "Di chúc chính trị của C.Mác": "Xét thấy rằng giải phóng giai cấp những người sản xuất là giải phóng toàn thể loài người" {4}.
Như vậy là, khái niệm về "người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản" thoạt đầu đóng khung trong thuật ngữ "giai cấp vô sản" đã không "nhất thành bất biến" mà đã biến đổi theo hướng mở rộng ra. Số đông, có thể nói là hầu hết các Đảng cộng sản Âu, Mỹ, đã tiếp thu sự mở rộng nhận thức ấy. Điều ấy là do sự vận động của thực tiễn. Trong những nước tư bản phát triển, "những người làm công ăn lương" cho nhà nước và cho tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo, đến 80% và hơn 80% trong tổng lực lượng lao động xã hội.
Lực lượng cách mạng
Sang thế kỷ XX, có 3 thay đổi lớn trong thực tiễn và trong nhận thức về lực lượng cách mạng:
- Các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa bị áp bức mà có nhà nghiên cứu cộng sản coi là giai cấp vô sản của thế kỷ XX, nổi lên đấu tranh đòi giải phóng. Phải chăng vì thế mà V.I Lênin bổ sung lời kêu gọi của C.Mác thành "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại".
- Kết cấu của xã hội hiện đại cho thấy sự phát triển mạnh của nhiều tầng lớp xã hội rất gần với khái niệm "giai cấp những người sản xuất" và "những người làm công ăn lương" mà không phải là giai cấp vô sản nghĩa hẹp.
- Do các dân tộc thức tỉnh và tự khẳng định mạnh mẽ, ngay trong trào lưu toàn cầu hoá kinh tế, dân tộc trở thành động lực và sức mạnh hùng hậu của thời đại. Dân tộc nói đây không chỉ là độc lập dân tộc, mà rộng hơn, còn là ý thức dân tộc, nguyện vọng dân tộc, quyền lợi dân tộc, truyền thống dân tộc, đặc điểm dân tộc, bản sắc dân tộc...
Đảng là gì và của ai?
Từ những vấn đề đang đặt ra mà quay trở lại với chủ đề Đảng đã đề cập ở trên.
Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"có ba vấn đề liên quan trực tiếp đến chủ đề đang bàn: Một là, "giai cấp vô sản cho nó" tức là "đảng cộng sản, giai cấp có ý thức tự giác" chính là đảng cộng sản. Hai là, giai cấp vô sản thắng lợi tự thiết lập mình thành Nhà nước. Ba là, giai cấp vô sản thắng lợi trở thành dân tộc.
Với nhận thức và thực tiễn về đảng - tổ chức, C.Mác đã sớm xác định Đảng là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân và các lực lượng cách mạng. Ông cũng sớm vạch rõ rằng Đảng cần tiên phong cả về ý thức cách mạng, tinh thần cách mạng và cả về trí tuệ để lãnh đạo xoá bỏ chế độ cũ xây dựng chế độ mới. Đây chính là điểm tựa để nhận thức kỹ về đảng là gìđảng của ai.
Rõ ràng là trong lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân, cách hiểu khái niệm đảng cũng như khái niệm giai cấp công nhân cũng không hề "nhất thành bất biến", mà luôn luôn vận động và biến đổi. Vì thế, cách gọi "Đảng của giai cấp công nhân" không thể được hiểu một cách máy móc.
Ngay từ năm 1868, tại Đại hội ở Bruxelles của "Quốc tế I" Henri-Louis Tolain, một người thuộc phái Pruđông cánh hữu, đề nghị rằng đại biểu của các đảng quốc gia nhất thiết phải là công nhân lao động chân tay đã lập tức bị bác bỏ để tiếp tục khẳng định đảng cộng sản là đảng liên giai cấp. Trong học thuyết Mác, quan niệm đảng chỉ là của giai cấp vô sản (giai cấp duy nhất cách mạng, như nhận định trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"), Đảng chính là giai cấp vô sản có ý thức tự giác, đã sớm chuyển thành Đảng của các giai cấp cách mạng. Người ta hay nhắc đến câu nói nổi tiếng của C.Mác: độc ca, độc tấu của giai cấp vô sản thì sẽ là bài ai điếu của cái chết!
Bởi lẽ, muốn đấu tranh thắng lợi thì phải liên minh giai cấp. Giai cấp công nhân, qua đảng cộng sản, phải liên minh và lãnh đạo lực lượng cách mạng đông đảo. Từ liên minh trong hành động cách mạng dẫn đến sự kết nạp những phần tử ưu tú của các tầng lớp xã hội khác vào đảng cộng sản. Liên minh với các giai cấp và tầng lớp trung gian đông đảo lại càng quan trọng hơn nhiều. Ngay cả "một bộ phận của giai cấp tư sản cũng chạy sang hàng ngũ giai cấp vô sản, đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư  sản đã vươn lên nhận thức được về mặt lý luận toàn bộ quá trình vận động lịch sử"5.
"Đảng cách mạng của giai cấp vô sản chỉ xứng với cái tên ấy khi liên kết được đảng, giai cấp và quần chúng nhân dân thành một tổng thể gắn bó không thể chia cắt".
Liên minh công nông là quan trọng nhất. Từ những năm 90 của thế kỷ XIX, liên minh công nông trở thành vấn đề lớn của cuộc sống. Sau khi C.Mác mất, Ph.Ăngghen là nhà lý luận đầu tiên đặt ra yêu cầu "Đảng phải từ thành phố về đồng quê", "Đảng phải trở thành một sức mạnh lớn ở nông thôn", "hãy dành cho người nông dân tất cả thời gian cần thiết để suy nghĩ trên luống cày cá thể của mình"...
Kế tục Ph.Ăngghen, V.I Lênin xem liên minh công nông là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản, đồng thời chỉ rõ rằng: "Đảng cách mạng của giai cấp vô sản chỉ xứng với cái tên ấy khi liên kết được đảng, giai cấp và quần chúng nhân dân thành một tổng thể gắn bó không thể chia cắt".
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, các Đảng Cộng sản trên thế giới đều theo lý luận và chủ trương đoàn kết tất cả mọi giai cấp và tầng lớp xã hội, chống một bộ phận của giai cấp tư sản là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Ở nước ta, Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: "Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều, cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Gắn với thực tiễn
Xem thế đủ thấy rằng nhận thức về giai cấp và về đảng thường xuyên vận động để phản ánh đúng sự vận động của thực tiễn. Mà thực tiễn thì cao hơn nhận thức lý luận vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp. Vì thế, đúng như C.Mác đã khuyến cáo "vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý".
Trong hành trình tư duy của C.Mác, sự vận động từ giai cấp vô sản, đến giai cấp công nhân, đến những người làm công ăn lươnggiai cấp những người sản xuất, rồi từ đảng - ý thức đến đảng - tổ chức chính là hành trình tìm tòi chân lý. Thời kỳ đầu, với khái niệm "giai cấp vô sản" C.Mác quan niệm: "giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại trên quy mô của lịch sử thế giới, cũng như chủ nghĩa cộng sản, tức là hoạt động của giai cấp vô sản, hoàn toàn chỉ có thể tồn tại với  tư cách là một tồn tại "có tính lịch sử thế giới".
Ông giải thích: "...Sau khi thắng lợi, giai cấp vô sản dù sao cũng không thể nào trở thành mặt tuyệt đối của xã hội, vì rằng chỉ có sự tiêu diệt và tiêu diệt mặt đối lập của mình thì nó mới giành được thắng lợi. Với thắng lợi của giai cấp vô sản, bản thân giai cấp vô sản và mặt đối lập chi phối nó là chế độ tư hữu, đều tiêu vong"! {6}. Phải chăng về cuối đời, C.Mác nhận ra khái niệm "giai cấp vô sản" không thích hợp để chỉ lớp người cụ thể mình muốn nói, nên đã thay bằng "giai cấp những người sản xuất"?
Liệu khái niệm này đã phản ánh đúng điều mà C.Mác tìm tòi chưa? Không thể trả lời một cách đơn giản, vì sự nghiệp khoa học của C.Mác còn dang dở. Hơn nữa, C.Mác là người mà sự sửa chữa đến nhanh hơn sự hình thành, chưa hình thành đã sửa chữa. Chính vì thế, đối chiếu với thực tế hiện nay, khi mà ở những nước tư bản phát triển, "những người làm công ăn lương" cho nhà nước và cho tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo, đến 80% và hơn 80% trong tổng lực lượng lao động xã hội như đã dẫn ra ở trên, thì khái niệm "giai cấp vô sản" cũng như khái niệm "giai cấp công nhân" trong học thuyết Mác tất nhiên cũng phải thay đổi. Khái niệm giai cấp đã thay đổi thì đương nhiên khái niệm "đảng của giai cấp công nhân" và chỉ của giai cấp công nhân thôi, cũng phải thay đổi.
Cần nhắc lại, trong đại hội họp ở Bruxelles của Quốc tế I, quan điểm cực đoan và máy móc cho rằng đại biểu của đảng nhất thiết phải là công nhân lao động chân tay đã bị bác bỏ. Đấy là chưa nói chính V.I Lênin, chứ không phải ai khác, đã chỉ rõ rằng, những trí thức tư sản tiến bộ mang đến cho giai cấp vô sản ý thức xã hội chủ nghĩa : " Lịch sử tất cả các nước chứng tỏ rằng chỉ do lực lượng độc của bản thân mà thôi thì giai cấp công nhân chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa...Còn học thuyết xã hội chủ nghĩa thì phát sinh từ các lý luận triết học, lịch sử kinh tế, do những người có học thức trong các giai cấp hữu sản, những trí thức xây dựng nên. Mác và Ăngghen, những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học hiện đại, do địa vị của các ông, nên chính bản thân các ông cũng thuộc lớp trí thức tư sản". {7}
Ở thời đại của C.Mác, rồi của V.I Lênin đã như vậy, nếu các ông sống trong thời đại của chúng ta, thời đại của nền kinh tế tri thức với những thành tựu như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá, không hiểu các ông sẽ đòi hỏi những nhận thức về giai cấp công nhân, về đảng của giai cấp công nhân phải thay đổi như thế nào. Đặt ra câu hỏi này không phải là một giả tưởng nguỵ biện mà là một thực tế. Vì, cũng không ai khác, chính V.ILênin, khi chuyển sang chính sách kinh tế mới (NEP) đã khẳng định: "Toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi" {8}.
Gần một thế kỷ đã trôi qua, thời gian đã sàng lọc, gạt bỏ bao nhiêu ngộ nhận và sai lầm để giúp cho con người đến gần hơn với chân lý cuộc sống.

Chú thích :
1.              Hồ Chí Minh Toàn tập. Tập 2. NXBCTQG.Hà Nội 1995.tr.267
2.              C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập. Tập 2. NXBCTQG Hà Nội .1995; tr. 55
3.              C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập. Tập 42. NXBCTQG Hà Nội .1995 ; tr.167
4.              C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập. Tập 19. NXBCTQG Hà Nội .1995; tr.353
5.              C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập. Tập 4. NXBCTQG Hà Nội .1995; tr.610
6.              C.Mác & Ph.Ăngghen Toàn tập. Tập 2. NXBCTQG Hà Nội .1995; tr.55
7.              V.I Lênin Toàn tập., Tập 18, NXB Tiến bộ Matxcơva. 1980 tr. 167
8.              V.I Lênin Toàn tập., Tập 45, NXB Tiến bộ Matxcơva. 1980 tr. 428